Sự hợp tác đánh dấu tham vọng ngày càng lớn của các tập đoàn công nghệ lớn nhất châu Á hướng tới ngành công nghiệp ôtô. Xu hướng là các hãng công nghệ bắt tay với các nhà sản xuất xe hơi nhằm tăng tốc độ gia nhập phân khúc mới và cạnh tranh với đối thủ Testa tại thị trường lớn nhất thế giới.
Vừa mới đây, một hãng ôtô Trung Quốc khác là Geely và đối tác sản xuất chính của Apple là Foxconn cũng thông báo thành lập liên doanh và cung cấp hợp đồng sản xuất cho các hãng ôtô khác. Theo đó, Geely có thể chia sẻ kết cấu đầu tiên tập trung cho xe điện, từng ra mắt hồi tháng 9/2020, với những hãng xe khác.
Alibaba, là nhà đầu tư chính cho startup xe điện nội địa là Xpeng Motors, đang tăng mức độ quan tâm tới tương lai của dòng xe thông minh.
Thực tế, liên doanh bồm ba bên: Alibaba, SAIC và Shanghai Zhangjiang Hi-Tech Park Development. SAIC, hãng xe lớn nhất Trung Quốc nắm giữ 54% cổ phần, hai đối tác còn lại mỗi bên có 18% cổ phần.
Mẫu sedan của Zhiji (hay có tên IM) sử dụng loại pin mới từ Contemporary Amperex Technology, nhà sản xuất pin lớn nhất Trung Quốc. Xe có khả năng tự đỗ và một số tính năng như điện thoại thông minh, như chụp ảnh và chia sẻ trên mạng xã hội.
Zhiji sẽ bắt đầu nhận đặt hàng từ tháng 4, tại triển lãm ôtô Thượng Hải. Sản phầm thứ hai của liên doanh, một mẫu xe thể thao, dự kiến được giao trong 2022.
Đầu tuần này, đại gia tìm kiếm Baidu cũng thông báo thành lập đối tác với Geely để sản xuất ôtô điện. Tháng 11/2020, ứng dụng đặt xe Didi Chuxing cho biết đang thiết kế ôtô điện dành cho dịch vụ gọi xe với sự hợp tác của BYD.
Doanh số của dòng xe sử dụng năng lượng thay thế tại Trung Quốc, gồm xe điện, plug-in hybrid và xe dùng pin nhiên liệu, tăng 11%, đạt 1,36 triệu xe trong 2020. Kết quả khả quan của phân khúc xe xanh đặc biệt ấn tượng khi doanh số toàn thị trường giảm 2%.
Mỹ Anh (theo Nikkei)