AI – Trí tuệ nhân tạo – không phải là một khái niệm mới mẻ, mà đã được khai sinh khoảng 100 năm trước đây. Khởi nguồn từ một tiểu thuyết viễn tưởng về robot, các nhà khoa học thời bấy giờ đã bắt tay vào nghiên cứu liệu người máy suy nghĩ được hay không và từ đó khái niệm AI ra đời.
Cuộc đổ bộ của AI
Đánh dấu cột mốc quan trọng nhất của AI là Deep Blue – cỗ máy tính của IBM đã đánh bại Garry Kasparov, Đại kiện tướng cờ vua, nhà vô địch Thế giới lúc đó, vào một ngày tháng 5/1997. Deep Blue sử dụng thuật toán tìm kiếm theo sơ đồ cây để tính toán tối đa 20 nước đi – được thiết kế dựa trên một công thức được viết bằng tay, sau đó được tối ưu bằng cách phân tích hàng nghìn ván đấu khác nhau. AI này cũng được tích hợp một thư viện bao gồm nhiều trận đấu giữa các đại cao thủ.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, AI phát triển vượt bậc với nhiều sản phẩm và công nghệ mới, nhờ nguồn dữ liệu, thuật toán, kỹ thuật học hỏi của máy móc ngày càng hoàn thiện. Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào rất nhiều ngành công nghệ từ xe hơi, quảng cáo, thương mại, y tế, an ninh, thiết bị di động... Thị trường AI (phần cứng lẫn phần mềm) đạt được 8 tỷ USD trong năm 2017, và theo IDC dự đoán, con số này có thể sẽ đạt 47 tỷ USD trong năm 2020.
Trí tuệ nhân tạo trong ngành di động
Việc đưa AI vào thiết bị di động, đặc biệt là smartphone, vẫn còn nhiều hạn chế bởi không gian máy móc. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sản xuất điện thoại lớn hiện nay đều trang bị Trí tuệ nhân tạo trong thiết bị của mình, có thể là phần cứng, hoặc tối thiểu là thuật toán trong phần mềm để máy học hỏi và xử lý thông minh hơn.
Ở phần cứng, các nhà sản xuất vi xử lý đã nâng cấp sản phẩm của mình, vừa “cấy” trí não vào trong con chip, vừa hỗ trợ thuật toán học hỏi để tối ưu sự thông minh của chip khi “chạy” trong các smartphone hay những thiết bị smarthome khác. Cuộc chiến AI trên phần cứng đang ghi tên các hãng thiết kế vi xử lý như MediaTek, Qualcomm, ARM... còn các thương hiệu điện thọai thì muốn đem sức mạnh của AI lên tất cả sản phẩm.
Smartphone đầu tiên được trang bị AI
Oppo F5, chiếc điện thoại thông minh được giới thiệu vào năm 2017, là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tích hợp AI. AI trên Oppo F5 được trang bị cho cảm biến máy ảnh, có mục đích chính là kết hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu khổng lồ của hãng để tạo ra các khung hình đẹp nhất, dù là chụp bằng máy ảnh sau hay selfie. Hệ thống cơ sở dữ liệu của Oppo được tạo ra từ các chuyên gia chụp ảnh, trang điểm... để định nghĩa lại thế nào là một tấm hình đẹp.
Nối tiếp thành công của F5, hãng lại tiếp tục tung ra Oppo F7 với phiên bản AI 2.0, cải thiện rất nhiều về cả phần cứng lẫn phần mềm và kho dữ liệu, nhằm đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Không chỉ dừng lại ở việc chụp ảnh đẹp, AI trên F7 còn giúp người dùng tối ưu thời lượng dùng pin, cũng như quản lý ứng dụng sao cho hiệu quả nhất, theo thói quen của người dùng.
Oppo sau khi tạo ra xu thế điện thoại selfie đỉnh mà các hãng hiện nay khi ra mắt sản phẩm đều phải ưu tiên giới thiệu, đã tiếp tục đem lại một tính năng mới khiến thị trường tiếp tục sôi động – AI. Thực tế cho thấy, AI luôn là điểm nhấn trong mỗi một chiếc điện thoại thông minh hiện có trên thị trường, cho dù nó được dùng để chụp ảnh tốt hơn, nhận diện khuôn mặt tốt hơn hay đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Vĩnh Onko