Nguyễn Công Trứ là nhà thơ nổi bật trong nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Ông có tài, lại là người của hành động. Trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông đưa những suy ngẫm của mình vào thơ ca, thể hiện khí phách ngang tàng, tài hoa.
Thơ ca của Nguyễn Công Trứ xoay quanh các chủ đề như chí nam nhi, cảnh nghèo và thế thái nhân tình hay triết lý hưởng lạc. Có những câu thơ mà chỉ cần nhắc tới là người đời nghĩ ngay tới ông như "Đã mang tiếng ở trong trời đất/Phải có danh gì với núi sông", hay "Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành để tháng ngày chơi".
Là người đào hoa, Nguyễn Công Trứ cũng có nhiều vần thơ, lời ca về thế thái nhân tình như "Thế thái nhân tình gớm chết thay/ Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy/ Hễ không điều lợi không thành dại/ Đã có đồng tiền dở cũng hay". Hay trong bài "Bỡn nhân tình", ông viết "Tau ở nhà tau, tau nhớ mi/ Nhớ mi nên phải bước chân đi/ Không đi mi nói: răng không đến?/ Đến thì mi nói: đến làm chi".
Câu 5: Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là người "ngông thấu trời xanh" và luôn đưa chất ngông đó vào thơ ca. Một trong những sáng tác như vậy đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Đó là bài nào?