Theo Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường, từ năm 1933, Thanh Tịnh đi làm ở các sở tư rồi làm nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ thời gian này.
Ông là tác giả thơ được nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân lựa chọn giới thiệu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam của phong trào Thơ Mới, xuất bản năm 1942. Lúc này, Thanh Tịnh có tập thơ Hận chiến trường (1939). Tác giả Thi nhân Việt Nam bình giảng:
"Xem thơ Thanh Tịnh cái cảm giác trội nhất của tôi là thấy một cái gì cứ dàn trải, dàn trải hoài mà lại lỏng. Có lẽ là một mặt hồ, cũng chưa đúng. Hồ còn có bờ, có hình nhất định. Ở đây không có bờ, và nước - âu cũng phải gọi là nước - cứ chảy tràn lan. Những cảnh sắc in hình trên mặt nước vẫn thường xuyên thay đổi: có khi là một cây liễu rủ, có khi là một luỹ tre. Nhưng sắc dầu có khác, bao giờ cũng chỉ ngần ấy nước mà thôi. Có một lần người ta bỗng thấy trên mặt nước dựng lên một lâu đài xương máu, nhưng khi người ta tới nơi nó lại biến mất. Thì ra một ảo cảnh".
Câu 4: Thanh Tịnh có mấy bài thơ được trích đăng trong Thi nhân Việt Nam?