Cảm hứng chủ đạo trong phần đầu bài thơ là nỗi đau tiếc nuối trước cảnh quê hương thanh bình bị tàn phá. Vùng quê Kinh Bắc trong hoài niệm nhà thơ, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng và những bức tranh làng Hồ, những đình chùa cổ kính, những hội hè đình đám.
Tái hiện trong tâm trí nhà thơ, Kinh Bắc còn là xứ sở của buôn bán sầm uất đông vui, là miền quê lao động và con người cũng mang vẻ đẹp chân chất: những cô hàng xén, những cô dệt sợi, những bà cụ, những em nhỏ...
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối.
Quê hương Bắc Ninh và dòng sông Đuống nhiều lần xuất hiện trong thơ Hoàng Cầm với nỗi nhớ da diết, như ông từng nói về quê cha đất mẹ:
Tôi người quan họ
Quê mẹ bên này sông
Cách quê cha một dòng
Nước trắng…
Câu 5: "Hận Nam Quan", "Kiều Loan" là những sáng tác nổi tiếng của Hoàng Cầm trước năm 1945, chúng thuộc thể loại gì?