Năm 1958, hưởng ứng cuộc thi sáng tác với chủ đề về người con gái miền Nam, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn (1929-2016) tình cờ đọc được câu chuyện về chị Võ Thị Sáu trong tác phẩm Vượt Côn Đảo của nhà văn Phùng Quán. Ông ấn tượng với chi tiết "chị Sáu thích chơi hoa lêkima khi còn nhỏ" nên đã lấy loài hoa này làm hình tượng chính, xuyên suốt bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Ảnh: Tuổi trẻ thủ đô
Lời bài hát đầy đủ:
Đoạn 1: Mùa hoa lêkima nở/ Ở quê ta miền Đất Đỏ/ Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho mùa hoa lêkima nở/ Đời sau vẫn còn nhắc nhở/ Sông núi đất nước ơn người anh hùng đã chết cho đời sau.
Đoạn 2: Người thiếu nữ ấy như mùa xuân/ Chị đã dâng trọn cuộc đời/ Để chiến đấu với bao niềm tin/ Dù chết vẫn không lùi bước/ Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội vào trái tim những người đang sống/ Giục đi lên không bao giờ lùi.
Đoạn 3: Dù hoa lêkima nở, mồ xanh vẫn còn nức nở/ Khi đất nước vẫn chia làm hai miền/ Đêm đến bao giờ sáng cho hoa kia nở/ Mùa xuân lan tran xứ sở/ Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu/ Người nữ anh hùng.
Từ khi ra đời, Biết ơn chị Võ Thị Sáu được nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có Thanh Thúy. Bài hát này từng giúp ca sĩ Thanh Thúy đoạt giải Tiếng hát truyền hình TP HCM năm 1994. Chính nhờ việc này, cô được đạo diễn Lê Dân mời đóng vai nhân vật Võ Thị Sáu trong phim Người con gái Đất Đỏ một năm sau đó.
Câu 5: Năm 2021 tại TP HCM, quận nào sáp nhập ba phường thành phường Võ Thị Sáu?