Đầu năm 1919, Sương Nguyệt Anh rời Sài Gòn về Ba Tri, Bến Tre, ở với em trai út. Lúc này, dù sức khỏe yếu, lại bị mù giống cha, bà vẫn tiếp tục dạy học. Sống trong cảnh mù lòa, bà vẫn chú ý đến tình hình chính trị, xã hội. Lúc vua Thành Thái ngữ giá vào Nam, bà đã có bài thơ bày tỏ tâm sự yêu nước, thương dân, quan tâm đến thời cuộc:
"Ngàn thu mới gặp hội minh lương,
Thiên hạ ngày nay trí mở mang
Tấc đất ngọn rau tràn dưới mắt,
Đai cơm bầu rượu chật ven đàng.
Vui lòng thánh đế nơi xe ngựa,
Xót dạ thần dân chốn lửa than.
Nước mắt cơ cùng trời đất biết,
Biển dâu một cuộc thấy mà thương".
Bà qua đời năm 1921, thọ 57 tuổi, được chôn cất gần cha mẹ. Hiện nay, tại Ba Tri vẫn còn lưu truyền câu ca dao tự hào về người phụ nữ tiêu biểu của quê hương: "Đem chuông lên đánh Sài Gòn/ Để cho nữ giới biết con cụ Đồ".
Câu 5: Tên của bà được đặt cho một con đường tại quận mấy ở TP HCM?