Theo sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam của Nhà xuất bản Trẻ, Sương Nguyệt Anh (1864-1921) tên thật là Nguyễn Thị Khuê, tự Nguyệt Anh, là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, quê ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An ngày nay).
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, lại được cha giáo dục kỹ lưỡng, Nguyệt Anh cùng chị là Nguyễn Thị Xuyến giỏi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Cả hai nổi tiếng tài sắc, điềm đạm, đôn hậu, được người quanh vùng ca tụng, gọi là Nhị Kiều. Trong các tác phẩm, ngoài bút hiệu Sương Nguyệt Anh, bà còn ký nhiều tên khác như: Xuân Khuê, Nguyệt Nga, Nguyệt Anh.
Theo học với cha từ nhỏ, bà được giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân từ sớm. Những năm 1906-1908, hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du, bà bán ruộng vườn để giúp học sinh xuất dương du học. Từ đó, tiếng tăm của bà càng được nhiều người biết đến.
Năm 1917, Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc tại Sài Gòn mời làm chủ bút tờ Nữ giới chung (nghĩa là tiếng chuông của nữ giới). Đây là tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ Việt Nam, do một phụ nữ tài danh điều hành.
Câu 2: Tờ Nữ giới chung phát hành vào thứ mấy hàng tuần?