Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tác phẩm dành cho thiếu nhi, xuất bản lần đầu tiên năm 1960. Truyện kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi rợ Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc.
Phạm vi miêu tả của truyện là cuộc chiến diễn ra lần thứ hai (1285) thời Trần Nhân Tông, khi nhà Trần phải chịu thất thủ Thăng Long, Trần Quốc Tuấn lui quân về Thanh Hóa.
Đây cũng là thời gian diễn ra hai sự kiện lịch sử lớn là Hội nghị Bình Than (cuối năm 1282) và Hội nghị Diên Hồng (đầu năm 1285), thể hiện tập trung ý chí và trí tuệ của toàn dân trong một quyết tâm Sát Thát.

Bìa sách "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".
Theo GS Phong Lê, tác phẩm hội đủ những gương mặt tiêu biểu, tượng trưng cho khí phách của vương triều như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng… xung quanh Trần Nhân Tông. Truyện còn được bổ sung gương mặt Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, người thiếu niên chưa đến tuổi để được dự bàn việc nước, đã tự chiêu binh mãi mã đi đánh giặc.
Về phía địch - đó là một loạt nhân vật từ sứ thần Sài Thung, thái tử Thoát Hoan đến viên dũng tướng Toa Đô. Truyện với quy mô nhỏ nhưng bao chứa lượng nhân vật khá lớn - trên cả hai phía.
Nguyễn Huy Tưởng đã đưa nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản cùng với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch báo hoàng ân" vào hai địa bàn chiến trận. Một cuộc chiến diễn ra ở miền núi, với sự sát cánh cùng anh em Thế Lộc ở trại Ma Lục và cuộc chiến diễn ra trên sông cùng với đại quân nhà Trần do Trần Nhật Duật chỉ huy, với Toa Đô.
Câu 3: Trong truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", một lần Trần Quốc Toản xuống bến Bình Than "xin đánh" nhưng không được vào. Quốc Toản được vua ban cho thứ gì mà sau đó chàng bóp nát lúc nào không biết?