Theo sách Các vị nữ danh nhân Việt Nam, Lê Chân sinh ngày 8/2/20 trong một gia đình hiếm muộn tại làng An Biên, huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Tại một số tài liệu khác, năm sinh của bà chưa được xác định. Cha bà, ông Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, còn mẹ là Trần Thị Châu, nổi tiếng hiền thục, đảm đang.
Năm 34, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ. Sắc đẹp của Lê Chân khiến thái thú Tô Định dùng quyền thế ép bà làm vợ, nhưng bà nhất mực từ chối. Cầu hôn không thành, Tô Định hãm hại bố mẹ bà. Từ đó, Lê Chân tập hợp quân, quyết chí trả thù nhà, đền nợ nước.
Mùa xuân năm 40, khi nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dấy binh đánh quân xâm lược, Lê Chân cùng toàn bộ nghĩa quân gia nhập. Bà cùng Thánh Thiên được cử làm tướng tiên phong, đi vây đánh phủ thái thú. Các Lạc tướng quận Cửu Chân là Nhật Nam, Hợp Phố nghe tin quân Hán thất bại thảm hại nổi dậy theo về quân Hai Bà Trưng, đánh Tô Định đến tận quận Nam Hải.
Chỉ trong thời gian ngắn, quân khởi nghĩa hạ được 65 thành, Trưng Trắc được tôn làm vua, gọi là Trưng Vương. Lê Chân được phong là Thánh Chân Công chúa, giữ chức Chưởng quản binh quyền coi giữ vùng hải tần (duyên hải Đông Bắc).
Câu 2: Theo truyền thuyết, Lê Chân được coi là người có công khai phá, lập ra địa phương nào?