"Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Bài thơ này được in trong sách giáo khoa lớp 7, chương trình Ngữ văn THCS. Các bản gốc về thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương đều viết câu đầu là Thân em vừa trắng phận thì tròn.
Trong cuốn Phân tích, bình luận tác phẩm học trong nhà trường, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng bài thơ Bánh trôi nước không thuộc thể loại thơ thường thấy của Hồ Xuân Hương: thanh mà tục, tục mà thanh. "Một cách kín đáo, tế nhị, nhưng Bánh trôi nước vẫn gợi lên hình ảnh một người con gái mà thân xác đáng yêu và đáng thương có thể cảm giác được bằng thị giác và cả xúc giác nữa".
Cũng trong cuốn này, tác giả Trần Thị Băng Thanh viết: "Trong xã hội rối ren, đen bạc, lừa đảo như cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trong cuộc đời long đong chìm nổi như chính cuộc đời của Hồ Xuân Hương, giữ được lòng kiên trinh, chung thủy, giữ được bản chất tốt đẹp của mình khó biết bao. Bài thơ có nghĩa đen và nghĩa bóng. Chính tầng nghĩa bóng này đã phản ánh lòng khát khao giữ gìn và vươn tới cái đẹp, cái thiện của Hồ Xuân Hương và những người con gái chịu số phận bất hạnh như bà. Giá trị nhân đạo và hiện đại của bài thơ chính là ở điểm đó”.
Bài thơ Bánh trôi nước cũng đã được phổ nhạc.
Câu 3: Là bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương có sáng tác thơ chữ Hán không?