Cửa hàng cafe Internet nào cũng muốn có ADSL để tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Ảnh: Anh Tuấn |
Với phương thức truyền thống, khách hàng muốn dùng Internet thì chỉ cần có máy tính, modem và 1 đường điện thoại hữu tuyến là có thể kết nối mạng. Nhưng dịch vụ quay số qua PSTN (dial-up) tốc độ tối đa chỉ hỗ trợ được 56 Kbps. Ngoài ra, còn một bất lợi là khi kết nối Internet thì mặc nhiên đường điện thoại đó bận máy không dùng được. Trong trường hợp sử dụng kênh thuê riêng (leased line) thì chi phí lại rất cao.
Khi ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line - đường thuê bao kỹ thuật số bất đối xứng) xuất hiện, cung cấp kết nối tới các thuê bao qua đường riêng hoặc line điện thoại với tốc độ cao (tải xuống 2.048 Kbps và tải lên là 640 Kbps), người sử dụng có thể truy cập Internet 24/24h mà không ảnh hưởng đến việc dùng điện thoại và fax.
"Trước đây, các khách hàng không có nhiều cơ hội để lựa chọn dịch vụ truy cập Internet. Với công nghệ ADSL, người sử dụng sẽ có được những ứng dụng trên Internet mà dial-up không thể cho họ như: các dịch vụ dữ liệu kinh tế và mua bán trực tuyến, chơi game online, hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, video theo yêu cầu (video on demand), kết nối mạng LAN/WAN...", ông Lê Hoàng Nhân, Phó phòng Internet băng thông rộng công ty Truyền thông FPT, cho biết.
Theo kết quả kháo sát mới đây của công ty Truyền thông FPT trên 500 hộ gia đình về việc nâng cấp từ đường truyền dial-up lên băng thông rộng ADSL, thì lý do lớn nhất (khoảng 38%) khiến người dùng chọn ADSL vì không muốn điện thoại bận khi họ vào mạng, 32% số người được hỏi chuyển sang băng thông rộng vì muốn sử dụng các dịch vụ được cung cấp trên nền ADSL như xem phim, nghe nhạc... Số còn lại muốn có đường truyền nhanh hơn và gọi điện thoại qua Internet rõ hơn.
Anh Minh Phúc, nhân viên một công ty liên doanh tại Hà Nội, bày tỏ: "Cách đây gần một năm, tôi có nghe nói đến ADSL, thấy hay hay nên tìm hiểu và đã bị chinh phục. Tôi hay xem phim và tải các phần mềm trên mạng. Quả thực, giờ mà không có ADSL thì... khó chịu lắm".
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng họ không có khả năng tài chính để "chơi" băng thông rộng dù rất thích, nhất là đối với những ai chỉ có nhu cầu giải trí với Internet. "Tôi thích dùng băng thông rộng để xem phim, tải nhạc và chơi game, nhưng thu nhập hiện tại của tôi chưa cho phép", Thanh Tùng, một nhân viên ngành an ninh, cho biết. Bạn của anh Tùng là Thu Hà cũng tỏ ra băn khoăn vì còn ngại khoản tiền thuê bao. "Tôi vẫn đang cân nhắc vì nếu chỉ để giải trí thì sẽ lãng phí", chị nói.
Khác với suy nghĩ của chị Hà và anh Tùng, anh Phúc lập luận: "Nêu gia cươc Internet hằng thang mà trên 200.000 đồng thi nên chọn ADSL. Bơi vi nêu tinh trung binh môt phut sư dung Internet phai tra 100 đông công thêm 1 phut tiên điên thoại kết nối mạng la 40 đồng. Như vây, nêu môt thang sư dung 200.000 đồng Internet thi phai trả thêm 80.000 đồng cước điên thoại. Tổng cộng chi phí cho nhu cầu sử dụng Internet mỗi tháng là 280.000 đồng".
Theo anh Phúc, vơi 280.000 đồng đo mà dùng dial-up, khách hàng sẽ có 3.000 phút truy cập và có thể load được khoảng 750 Mb. Nhưng nếu là ADSL thì sẽ lợi hơn nhiều. Dịch vụ MegaHome cua FPT là một ví dụ. Người sử dụng se tôn trung bình 60 đồng/Mb x 750 Mb = 45.000 đồng công 150.000 đồng thuê bao. Tưc la nêu hằng thang nhu câu download khoảng 750 Mb (ưng vơi 3.000 phut sư dung) thi chi phí tông công khoảng 195.000 đồng.
Dich vu MegaVNN cua VNN cũng tương tự. Người dùng se tôn khoảng 90 đồng/Mb x 750 = 67.500 đồng công thuê bao hằng thang la 200.000 đồng thi cước phí khoảng 267.500 đồng.
Trong khi đo, mưc cươc tôi đa hằng thang cua dich vu MegaHome là 500.000 đồng và MegaVNN là 1.000.000 đồng vơi thơi gian không giơi han va không phai tra phi điên thoại.
Tại các đại lý truy cập mạng công cộng, Internet băng rộng cũng được xem là một lợi thế cạnh tranh và cửa hàng nào cũng muốn trưng biển quảng cáo có ADSL để thu hút khách. Anh Nguyễn Cường, chủ một quán Internet trên phố Nguyễn Lương Bằng, cho biết: "Tôi đã phải lắp ADSL vì khách hàng bước vào cửa là hỏi có băng thông rộng không. Nếu không có là họ bỏ đi ngay. Chẳng ai muốn phải chờ đợi với cái máy tính chậm như rùa".
Sức mạnh của ADSL và mối quan tâm của người dùng đối với nó đã khiến các ISP không thể thờ ơ với "vũ khí" mới này. Để hấp dẫn khách hàng, nhiều nhà cung cấp thường tặng không thiết bị đầu cuối (router). Cách tính cước các dịch vụ của ADSL cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng hơn. Thông thường, vẫn có hai phương án cho khách hàng lựa chọn là trả tiền theo lưu lượng dữ liệu gửi/nhận (người dùng bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu) hoặc thuê bao trọn gói.
Công ty Truyền thông FPT và VDC hiện có vài chục nghìn thuê bao đường truyền băng rộng. "ADSL có mức tăng trưởng rất nhanh. Vì các hợp đồng dial-up tháng nào nhiều nhất cũng chỉ có khoảng 1.200, nhưng thuê bao ADSL thì có thể là 1.700-1.800", ông Nhân đánh giá.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó phòng kinh doanh Công ty VDC, nhận định: "Trong khi thị trường Internet nói chung của VN có tốc độ tăng trưởng 60% thì những tín hiệu của ADSL là rất khả quan. Tôi cho rằng đến năm 2010, VN sẽ có khoảng hơn 1 triệu thuê bao băng rộng".
N.H.