Gói ưu đãi "Không phí" được triển khai từ năm 2022, miễn 9 loại phí thường dùng nhất như: gia nhập, thường niên, chuyển khoản trong nước, chi hộ lương (chuyển khoản theo lô), kiểm đếm, đăng ký thêm phương thức xác thực, xác nhận số dư online... Tính năng phân quyền kiểm soát tài khoản giao dịch nâng cấp với độ chuyên sâu cao cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Năm 2023, nhà băng có thêm ưu đãi miễn phí chuyển tiền quốc tế, phù hợp các doanh nghiệp nhập khẩu. Quyền lợi này giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nhập hàng mạnh tay hơn cho những tháng cuối năm.
Để tối ưu những khoản phi tài chính, ACB cũng đầu tư chuyển đổi số, ra mắt ngân hàng số cho doanh nghiệp là ACB One Pro (dành cho doanh nghiệp lớn) và ACB One Biz (dành cho SMEs). Đơn vị lần đầu đăng ký sử dụng hai dịch vụ này sẽ được nhân đôi ưu đãi, miễn 100% phí giao dịch tài khoản tại quầy và một số ưu đãi khác.Việc nâng cấp trải nghiệm trên không gian số giúp doanh nghiệp không cần đến quầy giao dịch, tất cả xử lý nhanh gọn trên nền tảng trực tuyến.
ACB đã số hóa nhiều quy trình để người dùng thao tác nhanh, gọn kênh online. Gần đây, ngân hàng này đã số hóa quy trình giải ngân, giúp doanh nghiệp chủ động giải ngân nguồn vốn vay, tiền tự động chuyển vào tài khoản mọi lúc mọi nơi, tất cả quá trình chỉ mất ba phút.
Đại diện ngân hàng cho biết, các khoản chi phí thanh toán quốc tế tưởng nhỏ nhưng lại chiếm một tỷ trọng tương đối trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhất là trong bối cảnh nền kinh tế giao thương toàn cầu còn nhiều hạn chế.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa ước đạt lần lượt là 194,73 tỷ USD và 179,5 tỷ USD, giảm tương đương 10,6% và 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong xu hướng chung của thế giới, sụt giảm xuất khẩu là khó tránh với tất cả các thị trường. Tuy nhiên, so với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU (giảm lần lượt 46% và 33%), thì châu Á, đặc biệt là Việt Nam vẫn có kết quả khả quan hơn.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa bảy tháng đầu năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 52,4 tỷ USD. Trung Quốc xếp thứ hai với kim ngạch ước đạt 58,6 tỷ USD.
Nhìn chung bức tranh giao thương quốc tế có nhiều khó khăn nhưng đã bắt đầu khởi sắc. Dù vậy, sau thời gian dài bị ảnh hưởng, chi phí vẫn được coi là điểm yếu với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh chi phí hữu hình như lưu kho, vận chuyển hay bảo hiểm, doanh nghiệp còn đang gánh nhiều phí vận hành khác liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến.
Cùng với các chính sách của Nhà nước, nếu được Ngân hàng hỗ trợ sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài. Từ đó đầu tư bài bản để đổi mới quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào tới máy móc thiết bị, gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.
Minh Huy