![]() |
Hình ảnh trong buổi phỏng vấn. |
Trước đó, mới chỉ có Bộ Quốc phòng Nga cấm cửa ABC.
Bộ Ngoại giao Mỹ phản ứng thận trọng. Họ cho biết vẫn đang tìm cách xác nhận thông tin, nhưng nhận định rằng việc cấm ABC hoạt động có thể đưa ra một thông điệp sai về tự do báo chí. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tom Casey bình luận: “Tôi cho rằng nếu ABC đúng là bị cấm đưa tin ở Nga, thì đó không phải là một tuyên bố tích cực cho quyền tự do ngôn luận”.
Bộ Ngoại giao Nga thông báo giấy phép cho các phóng viên ABC sẽ không được gia hạn và kể từ giờ họ sẽ bị cấm tiếp xúc với các quan chức nước này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu rõ ABC “không được hoan nghênh trong việc tiếp xúc với bất kỳ tổ chức hay cơ quan nhà nước nào của Nga”. Theo họ, bài phỏng vấn Basayev “là một minh chứng rõ ràng của việc giúp đỡ truyên truyền khủng bố”.
Chủ tịch ABC David Westin tuyên bố ông lấy làm tiếc về quyết định trên nhưng “chúng tôi không thể để cho bất kỳ chính phủ nào ngăn cản mình đưa tin một cách đầy đủ và chính xác”. Ông hy vọng “chính phủ Nga sẽ cân nhắc lại quyết định của mình”.
Basayev có cái đầu giá 10 triệu USD và là kẻ bị truy nã ráo riết nhất ở Nga, sau khi tổ chức một loạt các vụ tấn công nhằm vào dân thường, như vụ bắt con tin ở Beslan năm ngoái, làm 330 người (một nửa trong số đó là trẻ em) thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo sẽ xem xét quy chế hợp pháp của nhà báo Andrei Babitsky, người tiến hành cuộc phỏng vấn Basayev. Bộ đề nghị đài phát thanh Tự do, nơi anh làm việc, giải thích tại sao anh lại ở Chechnya khi không có giấy phép.
M.C. (theo Reuters)