
Thạc sĩ Tô Ngân Hà, em Tống Anh Đoàn, em Tống Anh Duy, ông Gavan Iacono và chị Đoàn Thị Bích Nguyệt tại tòa soạn VnExpress.
- Chào chị Nguyệt, tôi thấy 2 cháu nhà chị đã tham gia khá nhiều cuộc thi tiếng Anh và đạt kết quả tốt. Chị có thể chia sẻ định hướng cho con khi tham gia các cuộc thi này như thế nào không? (Nam, 40 tuổi, Hải Phòng)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Tôi đã có định hướng học tiếng Anh ngay từ nhỏ cho các con. Để chuẩn bị cho cuộc thi Olympic tiếng Anh thành phố, các con đã được chuẩn bị ngay từ ngày học lớp 1. Việc học tiếng Anh song song với học tiếng Việt. Các con bắt đầu với các bài học từ đơn giản nhất, sau đó tăng dần tốc độ. Khi học hết lớp 3, sang lớp 4-5, các con đã được học ngữ pháp nâng cao của bậc tiểu học.
- Cháu bắt đầu tiếp xúc và học tiếng Anh từ khi nào? Phương pháp học của cháu như thế nào để có hiệu quả? Bố mẹ cháu giúp đỡ cháu như thế nào? (Nguyen Quynh Hoa, 28 tuổi)
- Tống Anh Duy:
Cháu học tiếng Anh từ lúc 4 tuổi, mẹ là người dẫn dắt và định hướng cho cháu. Đầu tiên mẹ cho cháu làm quen tiếng Anh qua tranh ảnh, video, các bài hát giúp cháu phát âm chuẩn. Lớn hơn cháu được học với các thầy cô giáo nước ngoài nên đây là lợi thế rất lớn giúp cháu tự tin giao tiếp tiếng Anh.
- Xin chào Anh Đoàn, em có bí quyết gì để học tiếng Anh tốt như vậy không? Chị cũng có em học lớp 8 nhưng em ấy học rất kém môn tiếng Anh. Em có thể chia sẻ phương pháp học của mình không? (Nguyễn Thị Trúc, 28 tuổi, Hà Nội)
- Tống Anh Đoàn, học sinh lớp 8, đạt giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013:
Để học được tốt tiếng Anh, em thường xuyên đọc sách, giao tiếp và cố gắng tham gia phát biểu bài vào những tiết tiếng Anh. Em còn thường xuyên ôn lại những kiến thức đã học dù. Ngoài ra, nghe nhiều tiếng Anh và cố gắng phát âm theo họ cũng là phương pháp học rất tốt. Một số những kênh em thương nghe và xem như HBO, BBC, Discovery Channel... Em cũng luôn cố gắng ghi chép những kiến thức mới mọi lúc mọi nơi dù đang xem TV, nghe nhạc... chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào cô giáo.

- Gửi phụ huynh các cháu, trước ngày thi của các kì thi quan trọng, chị chuẩn bị cho con như thế nào để các cháu làm bài tốt? (Trần Tâm, 36 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Kiến thức được xây đắp và rèn luyện trong 5 năm, không thể học gạo hay chỉ ngày một ngày hai mà thành công. Trước mỗi cuộc thi lớn tôi thường động viên và nêu ý chí quyết tâm cho hai anh em. Còn thời gian gần ngày thi các con chỉ xem ti vi, đọc truyện và không ôn luyện nhiều giúp tạo tâm lý thoải mái không quá gò ép, để lúc con làm bài thi không bị áp lực và kết quả sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, hai con cũng quan điểm mỗi cuộc thi là một trải nghiệm để mình lớn hơn, từ đó biết phát huy thế mạnh hay rút kinh nghiệm những điểm chưa hoàn thiện. Vì vậy, các cháu bước vào phòng thi với tâm thế rất thoải mái.
- Mình có con trai 6 tuổi, hiện nay em đang học tại trung tâm ngoại ngữ cũng có tiếng trên thị trường, nhưng mình cho con học cũng gần một năm kết quả mang lại thật sự cũng không khả quan lắm. mình mong chuyên gia và hai em Anh Đoàn và Anh Duy chia sẻ cho mình một số bí quyêt để giúp con mình học tiếng anh tốt hơn, cải thiện được tính thích thú khi học tiếng anh hơn. Cám ơn chương trình, cám ơn chuyên gia và hai em Đoàn, Duy (Nguyệt Lê, 31 tuổi, An Phú, Quận 2)
- Chị Tô Ngân Hà:
Khi học tiếng Anh, con sẽ được đánh giá trên khả năng giao tiếp và bài kiểm tra trên lớp. Tôi không rõ kết quả không khả quan được nhắc đến ở đây là kết quả bài thi trên lớp hay khả năng giao tiếp của con. Để giúp con có hứng thú khi học, con nên được phát triển toàn diện cả khả năng nghe, nói cùng ngữ pháp, từ vựng, sau đó là đọc, viết. Con cũng nên được tham gia nhiều hoạt động có sử dụng tiếng Anh bên cạnh việc nghe giảng trên lớp.

- Gửi phụ huynh 2 cháu, con tôi học lớp 4 rồi, nhưng lúc ngồi học thì mẹ vẫn phải ngồi cạnh thì cháu mới tập trung và chịu học. Tôi cũng muốn rèn cho cháu các kĩ năng để cháu có thể tự học nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chị có thể chia sẻ kinh nghiệm giúp con tự giác học tập mà không cần bố mẹ phải ép không? (Vân Anh, 29 tuổi, Nam Định)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Cháu đang học tiếng Anh một cách đối phó chứ chưa có niềm đam mê, hứng thú với môn học này. Chị thử tìm hiểu lý do vì sao con chưa yêu thích môn học này. Nếu vì cháu thấy tiếng Anh khó quá thì chị nên cho cháu bắt đầu với những cuốn sách sinh động, dễ nhớ và dễ hiểu hơn.
Không những vậy, tiếng Anh không nhất thiết chỉ ngồi trên bàn học, mà có thể học qua cuộc sống, qua các bộ phim, qua âm nhạc, qua các hoạt động vui chơi sẽ khiến cháu thấy tiếng Anh thật mới mẻ và thú vị. Bên cạnh đó, môi trường học tập cũng rất quan trọng với cháu, nếu được học với giáo viên nước ngoài từ sớm, khi cháu thấy cháu có thể nghe-hiểu và giao tiếp được với người nước ngoài thì cháu sẽ thấy hứng thú hơn.
- Mình năm nay 21 tuổi, là sinh viên năm cuối. Mình bị mất gốc tiếng Anh, liệu bây giờ đi học tiếng Anh thì có kịp không và nên học như thế nào cho hợp lý ? (nguyễn khắc quân, 21 tuổi)
- Chị Tô Ngân Hà:
Rất nhiều sinh viên Việt Nam gặp trường hợp tương tự như bạn, thường bắt đầu học tiếng Anh khá muộn. Tuy nhiên, nếu biết cách và có kỹ năng, bạn hoàn toàn có thể học tốt tiếng Anh trong thời gian ngắn. Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu học tiếng Anh của mình. Ví dụ, bạn học để sử dụng khi làm việc hoặc học để thi bài thi quốc tế, phục vụ cho du học... Với những mục tiêu khác nhau, bạn sẽ có lộ trình học khác nhau. Bạn nên gặp những giáo viên có kinh nghiệm để được tư vấn cụ thể.
- Gửi phụ huynh 2 cháu, để đạt được giải Nhì Olympic Tiếng Anh Tiểu học do Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp Language Link Việt Nam tổ chức, hẳn Duy và Đoàn đã được học ngữ pháp khá chắc chắn. Chị cho cháu bắt đầu học ngữ pháp như thế nào? (Mai, 34 tuổi, Thanh Hóa)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Từ lớp 1 đến lớp 3, các con được học ngữ pháp cơ bản kèm các bài đọc hiểu đơn giản, vốn từ vựng gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Bắt đầu từ lớp 4-5, các con bắt đầu được học ngữ pháp nâng cao, các bài đọc hiểu phức tạp hơn. Các con phải có vốn từ vựng rộng, không chỉ thông qua cuộc sống hàng ngày mà còn được bổ sung thêm các kiến thức trong các loại sách vở chuyên đề. Ngoài ra, việc tập viết và đặt câu nhuần nhuyễn bằng tiếng Anh cũng là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao khả năng.
- Làm thế nào để luyện tập kỹ năng nói trong khi không có môi trường luyện tập? Cách học hiệu quả để nâng cao khả năng phản xạ, kết nối từ vựng để nâng cao kỹ năng nói về mọi chủ đề? (Nguyen Minh, 19 tuổi)
- Tống Anh Đoàn:
Em thường tự tạo môi trường cho mình bằng cách có thể lấy những đĩa nghe của FCE, TOEFL... cố gắng nghe những câu hỏi họ đặt ra và tự trả lời. Để không bị gò bó khi giao tiếp, em còn tự mình ghi nhớ những cấu trúc, những cú pháp đã học được, tự ghép vào nhau tạo thành câu để có thể tạo sự tự nhiên khi nói.
- Cháu bắt đầu học tiếng Anh toàn diện, có hệ thống từ năm bao nhiêu tuổi? (Nguyễn Thị Hường, 31 tuổi, Vĩnh Phúc)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Tống Anh Đoàn bắt đầu học tiếng Anh từ lúc 6 tuổi và chủ yếu kiến thức con có được là từ trường tiểu học. Nhưng em trai Tống Anh Duy, tôi cho cháu tiếp cận tiếng Anh sớm hơn, từ khi 4 tuổi. Giai đoạn này, Duy chủ yếu làm quen tiếng Anh qua các bài học đơn giản giúp nhận biết và học cách phát âm chuẩn. Thời điểm hai anh em thực sự học tiếng Anh là lúc con bắt đầu được tiếp xúc với người nước ngoài nói tiếng Anh chuẩn. Điều này đã giúp các con hình thành cách phất âm Anh Mỹ rất rõ ràng sau 5 năm học tập. Qua quá trình theo dõi sự tiến bộ của các con, tôi nhận ra rằng, trẻ được tiếp cận tiếng Anh càng sớm sẽ càng dễ dàng tiếp thu tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai và đặc biệt phát âm rất chuẩn. Cụ thể như Duy nói tiếng Anh có giọng điệu và phát âm giống người bản xứ hơn anh trai.

- Em muốn học nghe tiếng Anh tốt hơn thì cần chuẩn bị những gì, có chương trình học nào, em có thể nghe thầy giảng trực tiếp qua mạng không? (nguyễn minh duyên, 8 tuổi)
- Tô Ngân Hà:
Nghe là một kỹ năng đòi hỏi thời gian và sự tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ. Để có kỹ năng nghe tốt, trước hết, em cần có phát âm tốt, bởi nếu phát âm sai, em sẽ không thể hiểu người bản ngữ muốn nói gì. Ngoài ra, em cũng cần có vốn từ vựng nhất định, đặc biệt, là vốn từ thường xuyên được sử dụng trong ngữ cảnh hàng ngày. Sau đó, em có thể tăng thời gian nghe từ các nguồn tư liệu sẵn có như phim ảnh, tin tức... Em cũng có thể tham gia các lớp tiếng Anh để phát triển kỹ năng giao tiếp, bởi nghe và nói luôn đi cùng nhau.
- Gửi chị Nguyệt, chị cho tôi hỏi chị cho 2 cháu học tiếng Anh từ khi nào và đã bắt đầu như thế nào? (Sai Le, 32 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Với Tống Anh Đoàn, con được bắt đầu học tiếng Anh từ lúc 6 tuổi. Em trai Tống Anh Duy được tiếp xúc với tiếng Anh sớm hơn, từ năm 4 tuổi. Qua quá trình đồng hành cùng các con, tôi nhận thấy trẻ em được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm sẽ dễ tiếp thu hơn, cũng như tăng được niềm hứng thú học tập. Ngoài ra, việc được luyện tiếng Anh cùng các thầy cô giáo nước ngoài cũng giúp cho quá trình học tập của các con đạt hiệu quả cao.
- Khi làm bài thi trắc nghiệm Olympic tiếng Anh tiểu học, cháu thường bắt đầu theo trình tự bài thi hay làm phần nào mình cảm thấy chắc nhất trước? Cháu phân chia thời gian như thế nào để có thể làm bài kịp thời gian? (Lê Cẩm Linh, 32 tuổi, Tiền Giang)
- Tống Anh Đoàn:
Trong bài thi trắc nghiệm Olympic tiếng Anh, cháu đọc một lượt câu hỏi và chọn làm những câu dễ trước để chắc chắn có điểm. Sau khi hoàn thành một lượt các câu hỏi dễ, cháu quay lại làm lần lượt những câu khó hơn. Cháu cũng được các thầy cô chỉ cách làm bài hiệu quả nên những câu nào không chắc, cháu dùng biện pháp loại trừ để chọn lấy câu trả lời. Cháu cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi, không bỏ qua câu nào cả vì vẫn có xác xuất câu trả lời cháu chọn là đúng.
Cháu thường làm những câu hỏi dài trước và trong bài thi trắc nghiệm, cháu làm hết tất cả các câu. Những câu trả lời mình không chắc chắn nên dùng phương pháp loại trừ để lựa chọn được câu đúng. Cháu làm hết một lượt, sau đó dành thời gian kiểm tra lại và làm những bài khó.
- Chào Anh Duy, cô có câu hỏi dành cho cháu: Có một anh trai giỏi giang như Đoàn, hẳn là cháu được anh giúp đỡ nhiều trong học tập đúng không? Nhưng đồng thời đây có phải là áp lực cho cháu khi phải học giỏi bằng anh mình, thậm chí là hơn anh? (Nguyễn Thị Thu Hương, 32 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Tống Anh Duy:
Anh Đoàn giúp đỡ cháu học phần Toán và Từ vựng tiếng Anh. Hồi cháu học lớp 3, mẹ cháu hay mở đĩa đi kèm sách học tiếng Anh cho 2 anh em nghe. Một lúc, mẹ lại dừng ở một đoạn để 2 anh em nhắc lại câu đó. Có lúc 2 anh em phải đoán.
Hồi lớp 3, anh Đoàn học lớp 5 nên tham gia nhiều cuộc thi hơn. Lúc đó, cháu cảm thấy mình bị thụt lùi. Tuy nhiên, khi học lớp 5, cháu cũng được tham gia nhiều nên không cảm thấy áp lực. Và bây giờ cũng vậy.

- Dear ông Gavan Iacono,
Tôi rất ngại học tiếng Anh do cảm thấy khó khăn về việc nhớ từ vựng và ngữ pháp. Vậy ông có lời khuyên nào cho tôi về phương pháp học tiếng Anh không?
Cảm ơn ông rất nhiều (Nguyễn Thu Trang, 27 tuổi, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Để tích lũy từ vựng có thể qua hai giai đoạn. Đầu tiên thông qua đọc. Cách đọc tốt nhất có thể qua báo, tạp chí, online... và khó hơn trình độ của mình một chút. Trong quá trình đọc, có thể dùng phương pháp phỏng đoán từ dựa trên bối cảnh hoặc nghĩa của cả câu. Giai đoạn thứ hai là thông qua sử dụng chúng hàng ngày. Điều này sẽ giúp củng cố hơn từ vựng lần nữa.
Để học ngữ pháp tốt phải được giáo viên hướng dẫn một cách bài bản. Ngoài ra, không thể chỉ học lý thuyết mà phải vận dụng vào 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết hàng ngày. Bạn cũng có thể củng cố ngữ pháp bằng cách tham gia vào câu lạc bộ, lớp học tiếng Anh dành cho người lớn.
- Tôi cần làm gì để học tốt cả 4 kỹ năng tiếng Anh? (Bùi Thanh Hải, 15 tuổi, Vũng Tàu)
- Tô Ngân Hà:
Học tiếng Anh bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, nói. Vì thế, trước hết, bạn nên tìm những lớp học tăng cường kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình đó, bạn cũng cần phát triển sâu rộng vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp thông qua các bài giảng trực tiếp cùng các hoạt động tự học như đọc sách, đọc tin tức, nghe báo đài, tìm kiếm cơ hội nói chuyện với người nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, để học tốt 4 kỹ năng tiếng Anh, bạn cần tự tạo cơ hội để sử dụng tiếng Anh.
- Con tôi năm nay vào lớp một. Tôi có nên cho con học tiếng Anh trong khi tiếng Việt của cháu còn chưa tốt không? Tôi sợ việc tiếp thu cả 2 ngôn ngữ cùng lúc sẽ khó cho cháu. Nếu không thì ở tầm tuổi nào có thể cho cháu làm quen với tiếng Anh. (Bá Thông, 35 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Khi con mới đi học lớp 1 thì anh nên tập trung cho con học tiếng Việt hết học kỳ 1. Sang học kỳ 2, khi cháu đã thành thạo tiếng Việt, anh có thể bắt đầu cho cháu học bảng chữ cái tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Anh đơn giản. Khi học 2 ngôn ngữ song song một cách hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt. Để bắt đầu làm quen với tiếng Anh, anh có thể bắt đầu từ sớm. 4 tuổi là độ tuổi ngôn ngữ của trẻ đang phát triển, dễ dàng làm quen với ngôn ngữ thứ 2.
- Thưa ông Gavan, được biết ở vòng sơ khảo, các con sẽ phải làm bài thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn khảo thí quốc tế chứ không phải kiểu thi tự luận mà các con hay làm ở trường. Vậy ông có thể đưa ra một số lời khuyên cho các con cũng như những kĩ năng cần nắm vững để làm tốt ở phần thi trắc nghiệm? (Nguyễn Diễm My, 35 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Chào chị. Bài thi trắc nghiệm khá khác với bài thi tự luận thông thường vì áp lực thời gian của bài thi trắc nghiệm là rất cao. Để làm tốt một bài thi trắc nghiệm tiếng Anh, ngoài kiến thức, các con cần có những kỹ năng và chiến lược làm bài nhất định.
Kĩ năng đầu tiên, tuy đơn giản nhưng rất quan trọng là kỹ năng sử dụng bút chì và tẩy. Các con sẽ phải tô vào các ô tròn câu trả lời mà con lựa chọn bằng bút chì. Vì vậy, các con nên chuẩn bị sẵn 1 vài chiếc bút chì gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có thể dùng ngay bút khác thay thế. Cùng với bút chì, con nên mang theo tẩy, không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì ngay việc quay đầu bút để tẩy cũng sẽ tốn đến mấy giây. Các con nên mang một cục tẩy rời, tay phải cầm bút, tay trái cầm tẩy để nếu có trả lời sai câu hỏi nào, có thể tẩy ngay.
Kĩ năng thứ hai cần chú ý là kỹ năng phỏng đoán và loại trừ. Trong trường hợp con có thời gian để suy nghĩ, nhưng không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách lôgic và khoa học là giải pháp hay. Ví dụ, trong 4 phương án trả lời, con có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy, câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao. Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì con cũng không nên bỏ trống câu trả lời. Chẳng hạn, nếu còn 10 câu hỏi mà chỉ còn 1 phút để trả lời, cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó. Chẳng hạn là B, và điền câu trả lời B vào tất cả các câu hỏi còn lại. Như vậy, xác suất đúng sẽ cao hơn, trong điều kiện thời gian còn quá ít.
Kĩ năng tiếp theo là Phân bổ thời gian. Thông thường, số lượng câu hỏi trong một bài thi trắc nghiệm là khá nhiều và thí sinh không có nhiều thời gian để suy nghĩ. Do đó, trong quá trình làm bài, nếu con đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời được thì có thể dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu trả lời, rồi chuyển sang câu hỏi khác.
Chúc con chị làm bài tốt trong kì thi sắp tới.
- Thưa ông Gavan, tôi có con sẽ tham gia EO1, tôi nghe nói ở vòng 2 sẽ có phần thi nói với giáo viên nước ngoài. Ông có thể cho biết cụ thể các thí sinh sẽ phải nói những gì? Và phần trình bày nên được thực hiện như thế nào để đạt điểm cao? (Hoàng Phương Vy, 37 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Bài thi nói của Olympic tiếng Anh gồm 3 phần:
Phần 1: Tự giới thiệu – Học sinh giới thiệu ngắn về bản thân
Phần 2: Học sinh nói về một chủ đề đã được chọn
Phần 3: Học sinh thảo luận sâu hơn về chủ đề đã nói ở phần 2 với giáo viên
Phần thi nói được chấm dựa trên 5 tiêu chí: phát âm (rõ ràng, có nhấn trọng âm), ngữ pháp (cấu trúc câu, thời… chính xác), từ vựng (phong phú), độ trôi chảy, và các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu… Nếu đạt được những tiêu chí này, cháu sẽ ghi điểm cao với giáo viên phỏng vấn.

- Em nghe nói, với độ tuổi của mình thì việc học tiếng Anh nên tập trung nhiều vào nghe - nói, chưa cần chú trọng học ngữ pháp, điều này có đúng không ạ? (Trần Hạnh Đan, 9 tuổi)
- Tô Ngân Hà:
Ở độ tuổi như em, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng, vì đây là khoảng thời gian "vàng" để em phát triển khả năng phát âm, nghe, nói, phản xạ. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào lớp 4, lớp 5, em hoàn toàn có thể và nên chú trọng học ngữ pháp một cách chủ động. Có nhiều lỗi ngữ pháp tuy không ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp nhưng sẽ là vấn đề lớn khi em làm bài thi quốc tế hay những bài kiểm tra ngữ pháp trên lớp. Có những lỗi nếu để lâu sẽ càng khó sửa và trở thành thói quen không tốt khi sử dụng tiếng Anh.
- Phần thi nghe - nói cháu chuẩn bị như thế nào? Bí quyết gì để đạt được điểm cao? (Vũ Thu Hà, 32 tuổi, HCM)
- Tống Anh Đoàn:
Cháu chào cô! Phần thi nói thường có phần nhìn hình và mô tả tranh, sau đó trả lời những câu hỏi trực tiếp mà người nói đặt ra cho mình. Bí quyết để được điểm cao trong bài nói là đạt được sự tự tin và chắc chắn được điều mình muốn nói ra. Ngoài ra, cô nên tránh sử dụng quá nhiều văn nói mà nên sử dụng văn viết dù đây là bài thi nói.
Phần thi nghe cô có thể tìm thấy cấu trúc đa dạng nhưng cần chú ý tới phần khoanh câu trả lời. Trong phần này, đề thi sẽ cho nghe nhiều trường hợp và điều cần chú trọng khi làm dạng bài này là nên đoán câu trả lời trước khi nghe. Tiếp theo là một bài tóm tắt đoạn hội thoại và nhiệm vụ của người thi là nghe đoạn hội thoại và điền từ vào chỗ trống. Với dạng bài thi này, người thi cần chú ý tới từ khóa chứ không tìm một từ để điền vào chỗ trống trong bài tóm tắt. Câu hỏi thường theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Mình có một bé năm nay chuẩn bị vào lớp 1. Mình rất quan tâm đến việc tiếp cận tiếng anh của bé nhưng vẫn lúng túng trong việc định hướng, bắt đầu từ đâu. Việc cho bé tiếp cận các trung tâm thì dường như không tập trung lắm nhưng bé rất thích đi học. Phương pháp nào cho bé nhà mình và cấp tiểu học để bé đam mê hơn? (lienthanh, 35 tuổi, Tân Phú-HCM)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Việc đầu tiên khi cháu yêu thích tiếng Anh, tôi nghĩ đó đã là một bước thành công. Học tiếng Anh không thể học cấp tốc, nhanh vội, mà cần phải có sự đầu tư, bài bản, về lâu về dài. Gia đình cũng cần phải kiên trì với các con, không nên nóng vội. Khi được học tập trong môi trường thoải mái và khám phá được niềm yêu thích khi học, các con sẽ chủ động hơn. Trung tâm là một môi trường tốt cho con phát triển, giao lưu với bạn bè. Ngoài việc đi học, ở trung tâm sẽ có nhiều hoạt động, bạn bè khích lệ cho con học tập tốt hơn, cũng như có "cạnh tranh" nhất định để nỗ lực và quyết tâm.
- Con tôi hiện đang học lớp 3, tiếng Anh giao tiếp của cháu khá tốt vì được học với người nước ngoài từ nhỏ. Tuy nhiên, tôi muốn cho con học tiếng Anh toàn diện hơn, học cả ngữ pháp để sau này cháu có thể vào các trường chuyên chọn cũng như có cơ hội tham các kì thi nhưng tôi không biết cần phải cho cháu học chương trình hay cách học nào cho phù hợp. Nhờ ông tư vấn giúp. (Hoàng Phương Vy, 37 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Chào chị. Chúc mừng chị vì sự lựa chọn đúng đắn. Học tiếng Anh toàn diện, tức là học đều các kĩ năng, học cân bằng cả giao tiếp, từ vựng và ngữ pháp chính là xu hướng học tập tiên tiến mà thế giới đang theo đuổi. Tại Language Link, các chuyên gia của chúng tôi đã phát triển chương trình tiếng Anh chuyên cho học sinh tiểu học với hai học phần: Học tiếng Anh học thuật bao gồm học từ vựng, ngữ pháp, rèn luyện kỹ năng học tập với giảng viên Việt Nam; và Học tiếng Anh giao tiếp với giảng viên nước ngoài. Hai học phần này có nội dung, chủ điểm ngữ pháp thống nhất ở cùng trình độ, bổ trợ chặt chẽ cho nhau giúp học sinh tích lũy được vốn tiếng Anh toàn diện, cũng như sở hữu được những kỹ năng học tập, kỹ năng xã hội cần thiết để thành công trên con đường học tập lâu dài. Chị có thể liên lạc với các tư vấn viên của chúng tôi để hiểu rõ thêm về chương trình này. Cám ơn chị.
- Làm thế nào để viết tiếng Anh hay? (Le ngoc anh thư, 9 tuổi)
- Chị Tô Ngân Hà:
Viết là kỹ năng khó nhất trong tiếng Anh. Ngoài những đòi hỏi về vốn từ vựng và ngữ pháp sâu rộng, để viết tốt, người học còn phải biết cách tổ chức bài viết hợp lý, sắp xếp ý theo logic, đưa ra những luận điểm thuyết phục. Điều này đòi hỏi vốn kiến thức nền phong phú, tư duy rõ ràng và nhiều thời gian luyện tập. Bạn cũng có thể tham gia các lớp học của giáo viên Việt Nam hoặc nước ngoài để nâng cao kỹ năng viết.
- Gửi phụ huynh 2 cháu: 2 cháu nhà chị đang học ngoại ngữ tại trung tâm, tiểu học và THCS nào? (Lan, 31 tuổi, Hà Nội)
2 con Tống Anh Đoàn và Tống Anh Duy đều đang theo học tại trung tâm Language Link. Trường tiểu học của 2 anh em là trường Đoàn Thị Điểm. Hiện Tống Anh Đoàn học lớp 8C1, chuyên Anh 1 của Đoàn Thị Điểm. Tống Anh Duy học lớp 6B, trường Hà Nội Amsterdam.

- Tôi có con sắp tham gia Olympic tiếng Anh Tiểu học, mặc dù cháu cũng đã chuẩn bị ôn thi kĩ càng nhưng vì chưa bao giờ tham gia thi nói với giáo viên nước ngoài nên cũng hồi hộp. Ông có thể tư vấn giúp cháu nên chuẩn bị cho phần thi nói như thế nào để đạt kết quả tốt nhất? (Nguyễn Nguyệt Quế, 35 tuổi, Xuân Đỉnh, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Chào anh. Để đạt điểm cao ở phần thi nói, điều quan trọng nhất là cháu phải tự tin, bình tĩnh. Để làm được điều đó, cháu hãy có sự chuẩn bị tốt nhất trước kì thi, hãy luyện tập với một ai đó như thể cháu đang thi thật, hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái, không áp lực chuyện thi cử, điểm số. Trong lúc thi, hãy cố trình bày ý tưởng của mình một cách mạch lạc, rõ ràng. Nếu quá căng thẳng, hãy hít một hơi thật sâu và tự trấn an rằng “Mình sẽ làm tốt”. Chúc cháu thư giãn để thành công trong phần thi nói!
Bên cạnh đó giáo viên hỏi thi của Language Link Vietnam là những giáo viên được đào tạo rất bài bản, rất thân thiện và yêu trẻ em. Anh cứ nói cháu coi các thầy cô như bạn của mình và tự tin, thoải mái khi trả lời phỏng vấn nhé.
- Cháu Anh Duy cho cô hỏi: với thời khóa biểu học tiếng Anh của cháu như vậy thì có bị ảnh hưởng đến các môn học khác trên lớp không? Cháu bố trí thời gian học tiếng Anh như thế nào? (Thuy Dương, 30 tuổi, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)
- Tống Anh Duy:
Cháu ưu tiên học các môn khác hơn tiếng Anh. Khi học tiểu học, các môn đều không nhiều bài tập lắm nên cháu học xong mới học tiếng Anh. Nhưng bây giờ, khi học trung học, tất cả các môn nhiều bài tập hơn thì những môn có ít bài tập cháu sẽ làm luôn tại lớp bao gồm cả tiếng Anh. Trong thời gian thi, cháu sẽ ôn thi lần lượt, môn nào thi trước sẽ học trước.
Mỗi tuần, cháu học 6 buổi tiếng Anh trên lớp. Cháu cũng học thêm tiếng Anh vào thứ 4, thứ 5 và chủ nhật. Khi nào rảnh, cháu lấy sách tiếng Anh ra đọc. Ở nhà, 2 anh em cũng sẽ nói chuyện bằng tiếng Anh.
- Chào Anh Đoàn, cô rất hâm mộ về cháu cũng như những kết quả cháu đã đạt được. Cô có một cậu con trai giờ gần 5 tuổi, rất ham thích học tiếng Anh. Cô đã cho bạn ấy học tiếng Anh khi 4 tuổi. Giờ bạn ấy phát âm cũng khá hay, các thầy nước ngoài cũng khen. Cô đang băn khoăn không biết thời gian tới đây nên cho bạn ấy học theo chương trình gì, học ở trung tâm hay ở đâu để phát triển ngoại ngữ tốt hơn? Anh Đoàn hãy cho cô xin một lời khuyên nhé? (Chinh, 32 tuổi, Hà Nội)
- Tống Anh Đoàn:
Con chào cô! Cả cấp một, con học chương trình Cambridge tại trường. Chương trình này tạo điều kiện cho học sinh từ lớp một bắt đầu học tiếng Anh một cách nhanh chóng và cho học sinh có thể giao tiếp với người nước ngoài. Còn học ngoại khóa, con không quan trọng chỗ nào mà quan trọng là chỗ học nào đạt hiệu quả. Ngoài ra, sự tương tác giữa bố mẹ và con cái là điều rất cần thiết. Bố mẹ học cùng và "nâng cánh" bên con trong quá trình học thì sẽ tốt hơn.
Em đã giỏi nói rồi thì em ấy nên học ngữ pháp bởi các kỳ thi cấp một và cấp hai của cả nước nặng về ngữ pháp hơn nói nhưng nói cũng là một tiêu chí cần đạt được. Khi lên cấp hai, tự học là rất quan trọng nên nếu em ấy tự học được là tốt nhất. Ngoài ra, em cần chú trọng nhiều tới ngữ pháp và nên mở rộng vốn từ bằng cách đọc sách.
- Chị Nguyệt có định hướng gì cho con khi tham gia các cuộc thi này không? Trước ngày thi của các kỳ thi quan trọng, chị chuẩn bị cho con như thế nào để các cháu làm bài tốt?
(Nguyễn Thị Thúy Vân, 32 tuổi, Nam Định)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Trước khi con tham gia các cuộc thi, tôi không bao giờ đặt áp lực mà để cho các con thoải mái. Mỗi kỳ thi cũng là một trải nghiệm để cho các con hoàn thiện bản thân mình hơn. Những ngày trước khi đi thi, tôi để cho các con thoải mái đọc sách, chơi các trò chơi yêu thích để thư giãn. Vì kiến thức cần quá trình bồi đắp trong nhiều năm, chứ không phải trong ngày một ngày hai.

- Tôi cho con bắt đầu học tiếng Anh từ khi cháu 5 tuổi với giáo viên nước ngoài. Hiện giờ cháu học lớp 4 và tôi khá hài lòng với khả năng giao tiếp tiếng Anh của cháu. Tuy nhiên, vừa rồi, tôi có cho cháu tham gia làm bài thi Trải nghiệm Olympic tiếng Anh tiểu học của Language Link nhưng kết quả của cháu không được tốt lắm. Tôi không rõ vấn đề ở đây là gì. Ông có thể giải thích giúp và tôi nên cho cháu học như thế nào để có thể làm các bài tập, bài thi đạt kết quả cao? (Trần Phượng, 32 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Chào chị. Con chị không phải là trường hợp cá biệt khi sở hữu vốn tiếng Anh giao tiếp tốt nhưng lại bối rối khi phải đối mặt với các bài thi kiểm tra vốn từ vựng nâng cao và kiến thức ngữ pháp. Thực tế trong giao tiếp, con sử dụng vốn từ vựng và cấu trúc quen thuộc liên quan đến đời sống hàng ngày. Ngoài ra, khi đối thoại con có thể hiểu cuộc đối thoại thông qua ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu, cử chỉ. Trong khi đó, từ vựng và ngữ pháp trong các bài thi thường nâng cao và được sử dụng trong môi trường học tập; thông thường ngữ cảnh cũng hạn chế để con có thể đoán được nghĩa và làm bài thi chính xác nếu con không hiểu bản chất của các hiện tượng ngữ pháp.Vì vậy giỏi tiếng Anh giao tiếp không đồng nghĩa với việc con sẽ làm bài thi tiếng Anh tốt. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngôn ngữ, việc quá chú trọng vào học tiếng Anh giao tiếp, lơ là học ngữ pháp đã cho kết quả là nhiều học sinh học lệch như trường hợp của con chị. Hiện nay, xu hướng học tiếng Anh trên thế giới là học toàn diện, kết hợp học cả tiếng Anh giao tiếp và ngữ pháp để phát triển hài hòa 4 kỹ năng. Các bài thi quốc tế kiểm tra trình độ tiếng Anh như IELTS, TOEFL hay Cambridge đều đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách toàn diện chứ không chỉ dựa trên khả năng giao tiếp. Bài kiểm tra sẽ bao gồm kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, từ vựng và ngữ pháp. Theo như chị nói, con có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong giao tiếp thì tôi nghĩ rằng đã đến lúc con cần có một lộ trình học tập tiếng Anh nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu học thuật. Tại Language Link, các chuyên gia của chúng tôi mới phát triển chương trình Tiếng Anh chuyên cho học sinh tiểu học dành cho các học sinh có nhu cầu được học tiếng Anh toàn diện như tôi đã chia sẻ. Quan trọng hơn, khóa học của chúng tôi giúp trẻ tích lũy được nhiều kỹ năng học tập độc lập như kỹ năng tự học, kỹ năng lên thời gian biểu, kỹ năng tra từ điển… rất cần thiết để cháu có thể học tập thành công về sau.
- Mình muốn hỏi về kinh nghiệm học từ mới để nhớ được lâu cũng như kinh nghiệm học nghe, nói tốt? (BÙI NGỌC TRÂM, Sô 2/ngách 199 Quan Thổ 1 - Ô Chợ Dừa - Đống Đa- Hà Nội 1)
- Chị Tô Ngân Hà:
Mỗi người sẽ có một cách học từ mới khác nhau, phụ thuộc vào sở thích, quỹ thời gian và nhu cầu Thông thường, cách học từ mới phổ biến là chép và ghi nhớ. Tuy nhiên, có nhiều cách khác như sử dụng thẻ học từ mới, sơ đồ tư duy, các phần mềm hỗ trợ học từ... Bạn nên cân nhắc để lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện và sở thích của bản thân. Về kỹ năng nghe nói, phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong giao tiếp. Bạn có thể tham gia các lớp học giao tiếp hoặc các câu lạc bộ nói tiếng Anh để trau dồi kỹ năng.
- Cô có con bằng tuổi cháu nhưng lại không ham mê học tiếng Anh lắm, cháu có thể chia sẻ cách học để bạn cùng học tốt tiếng Anh như cháu không? Cảm ơn cháu! (Phan Thanh Hằng, 31 tuổi, Vĩnh Phúc)
- Tống Anh Đoàn:
Bạn ấy có thể tìm các hình thức khác để học tiếng Anh như xem ti vi, nghe truyện qua ảnh và đĩa, nói chuyện với bạn bè, chơi game bằng tiếng Anh. Học tiếng Anh không nhất thiết lúc nào cũng là làm bài ngữ pháp mà bạn ấy có thể trau dồi ngữ pháp, vốn từ vựng thông qua các hoạt động thực tiễn và vui chơi, như vậy sẽ cảm thấy không bị nhàm chán và luôn mới mẻ.
- Thưa ông, con tôi hiện tại đã 3 tuổi. Vậy theo ông thì lứa tuổi nào em bé bắt đầu học Tiếng Anh là tốt nhất? và phương pháp nào là tốt nhất cho bé? (Phạm Tuấn, 31 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam::
Trẻ có thể học tiếng Anh từ 0 tuổi. Theo Montessori, đây là thời kỳ nhạy cảm, là thời kỳ trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ một cách dễ dàng nhất. Con chị 3 tuổi là độ tuổi phù hợp để bắt đầu vì đây là giai đoạn trẻ học qua nghe, tích lũy và nói. Ở lứa tuổi này trẻ không nên học đọc hoặc viết. Trẻ nên được học qua các phương tiện như chuyện kể đơn giản có hình ảnh, bài hát, để trẻ có thể nghe từ vựng, ngữ điệu... tích lũy trước khi trẻ có thể nói. Do cấu trúc não bộ của từng trẻ khác nhau nên tốc độ nói có thể khác nhau. Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, lứa tuổi 4-6, trẻ có thể bắt đầu theo học các lớp học tiếng Anh bài bản tại các trung tâm. Việc quan trọng là chị chọn một môi trường học có phương pháp dạy phù hợp, nơi trẻ được học một cách thư giãn, tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên mà không quá áp lực,

- Lúc mới bắt đầu học tiếng Anh, kỹ năng nào của cháu yếu nhất và cháu đã cải thiện nó như thế nào? (Hoàng Vân Anh, 19 tuổi, Kiên Giang)
- Tống Anh Đoàn:
Ban đầu cháu cũng không biết gì về tiếng Anh nhưng khi nghe hoặc xem những bộ phim bằng tiếng Anh, cháu muốn hiểu được nhân vật nói gì. Đó được coi là động lực để cháu cố gắng học tiếng Anh.
Khi bắt đầu, cháu chọn chương trình học đơn giản như Let's go... Sau đó, cháu học những từ mới không chỉ một, hai lần mà nhiều lần và cố gắng sử dụng chúng càng nhiều càng tốt để hiểu được cách dùng từ đó. Giao tiếp cũng là điều nên chú trọng và nên tận dụng mọi cơ hội được giao tiếp khi có thể.
- Tôi cũng có con đang học tiểu học. Cháu cũng có chút năng khiếu về tiếng Anh. Tôi cũng cho cháu học thêm ở trung tâm, tuy nhiên kiến thức chỉ mới dừng lai ở mức cơ bản. Vậy cho tôi hỏi thêm kinh nghiêm để ngoài giờ học ở nhà trường thì làm thế nào để bé say mê hơn môn tiếng Anh khi ở nhà. (Phùng Khánh Trang, 37 tuổi)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để con say mê hơn khi học tiếng Anh, chị có thể tìm thêm các phương pháp khác bổ trợ như: đọc truyện, xem TV, vẽ tranh, tô màu bằng tiếng Anh. Chị cũng có thể mua các giáo trình tiếng Anh đơn giản như Let's Go để con làm thêm. Việc cho con tham gia các câu lạc bộ về tiếng Anh cũng giúp cho con say mê hơn.
- Thưa ngài Gavan lacono, tôi có 2 con một cháu 9 tuổi và một cháu 7 tuổi. Tôi rất muốn cho các con mình được học tiếng anh từ nhỏ vì ở độ tuổi thích hợp các cháu tiếp thu sẽ nhanh hơn, tuy nhiên gia đình tôi ở tỉnh nên các trung tâm ngoại ngữ ít và qua tìm hiểu thì chất lượng của các trung tâm này không có, tìm gia sư riêng thì cũng không được như mong muốn, họ chỉ là sinh viên dạy thêm hoặc người đã đi làm dạy thêm, do đó phương pháp dạy là không phù hợp. Hiện tôi vẫn chưa tìm được hướng đi nào cho để cho các con mình được học tiếng anh theo phương pháp chuẩn và phù hợp để mang lại hiệu quả. Vậy tôi mong được ông chỉ giáo và cho tôi một hướng đi cụ thể thích hợp cho các con mình hiện nay, Cảm ơn ông. (Khanh Mai, 34 tuổi, Thuận An - Bình Dương)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Chị có thể tạo một môi trường tiếng Anh cho con ở nhà. Con chị có thể học qua Internet, đọc sách... Có rất nhiều diễn đàn học tiếng Anh trên Internet mà con chị có thể tham gia. Nếu gia đình chị có người biết nói tiếng Anh điều đó rất tốt, chị có thể dành ra 1, 2 ngày một tuần hoặc hơn để học tiếng Anh cùng con. Anh chị có thể cho con nghe nhạc, xem phim để tích lũy thêm tiếng Anh. Cần nhất là trẻ được học tiếng Anh theo kiểu không quá áp lực.
Nếu chị không biết nói tiếng Anh, có thể cố gắng thu xếp để học cùng con từ những kiến thức đơn giản nhất. Đây không chỉ lúc chị cùng con tích lũy kiến thức mà còn là thời gian kết nối gia đình.
- Đoàn nghĩ việc học tiếng Anh có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của cháu? Ai là người hướng dẫn các cháu học tiếng Anh? (Nguyễn Quỳnh, 31 tuổi, TP. Hồ Chí Minh)
- Tống Anh Duy:
Cháu chào cô! Cháu thấy mọi thứ trên thế giới đều dùng ngôn ngữ tiếng Anh nên nếu học tốt tiếng Anh, cháu có thể hiểu được mọi thứ. Cháu có thể xem các kênh bằng tiếng Anh, đọc truyện bằng tiếng Anh... Mẹ là người hướng dẫn cháu học tiếng Anh. Nếu không có mẹ, cháu sẽ không thích học tiếng Anh.
- Tống Anh Đoàn:
Học tiếng Anh mở ra nhiều cơ hội giao tiếp hơn và có thể làm được nhiều việc hơn. Tiếng Anh đã cho cháu nhiều lựa chọn hơn trong tương lai và kết nối được nhiều bạn bè trên khắp thế giới. Cháu không bị giới hạn mình bởi một ngôn ngữ mà có thể thể hiện mình bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ có sự kèm cặp của mẹ từ nhỏ nên hiện giờ cháu có thể tự học được và không bị mất những kiến thức cơ bản.

- Tôi thấy các bài thi trắc nghiệm thường có số lượng câu hỏi khá nhiều và phải làm trong một khoảng thời gian khá sát. Các chuyên gia có lời khuyên nào để giúp các con phân bổ thời gian làm bài hợp lý không? (Võ Thảo Vy, 27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Trước khi bắt đầu trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, con bạn nên đọc qua một lượt câu hỏi để nhận biết các câu hỏi dễ và khó để từ đó có thể phân bổ thời gian hợp lý. Thông thường, các con nên làm các câu dễ trước để chắc chắn ghi điểm, còn thời gian thì quay lại làm các câu khó sau. Đối với các câu quá khó, con không có câu trả lời, có thể dùng phương pháp loại trừ để chọn câu trả lời. Không nên bỏ qua, không trả lời câu nào vì có thể con vẫn có xác xuất có câu trả lời đúng từ những câu con đã chọn bằng phương pháp loại trừ.
- Con tôi mới được gần 1 tuổi, thời điểm nào là tốt nhất để cháu bắt đầu học tiếng Anh? (Lưu Thế Anh, Cầu Giấy Hà Nội)
- Chị Tô Ngân Hà:
Ở những gia đình bố mẹ biết sử dụng tiếng Anh, các bé có thể bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm, thông qua giao tiếp hàng ngày. Khi 3-4 tuổi, trẻ có thể tham gia các lớp học tiếng Anh cùng thầy cô. Điều quan trọng là bố mẹ lựa chọn chương trình phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức và sự hứng thú của trẻ. Hiểu được nhu cầu đó, ở trung tâm Language Link, chúng tôi có tổ chức những buổi học thử cùng giáo viên nước ngoài, giúp trẻ có những trải nghiệm ban đầu.
- Gửi phụ huynh 2 cháu: con tôi 5 tuổi, cháu ham học tiếng Anh từ nhỏ. Hơn 4 tuổi tôi cho cháu đi học tiếng Anh với người nước ngoài. Cháu học nhanh và phát âm cũng khá hay. Nhưng điều kiện gia đình không cho phép nên tôi định chuyển sang cho cháu học với thầy nước ngoài (theo nhóm lớp) cho đỡ tốn kém, không qua trung tâm nữa. Như vậy có hảnh hưởng đến sự phát triển ngoại ngữ của cháu không? Việc học cấp 1 ở trường làng có ảnh hưởng gì không ạ? (Hà, 33 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Việc học ở trung tâm sẽ hỗ trợ, tạo môi trường tốt hơn cho cho các con khi học tâp. Tuy nhiên, trong trường hợp không có điều kiện để theo học tại trung tâm, gia đình có thể giúp con học tiếng Anh bằng cách tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau như đọc sách, báo, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh để giao tiếp với người bản xứ.
- Con trai tôi 8 tuổi đang học Tiếng Anh tại 1 trung tâm 1 tuần 1 buổi, cháu thích học tiếng Anh, cháu biết nhiều từ mới, tuy nhiên ngữ pháp thì cháu hay quên. Xin hỏi có cần thiết tăng thêm buổi học nữa hay không, và làm thế nào để cháu sử dụng ngữ pháp tốt hơn ? (Nguyễn Thị Nguyệt Linh, 37 tuổi, Tôn Đức Thắng)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Nếu con trai chị đang ở Hà Nội, tôi nghĩ con chị có thể cải thiện ngữ pháp tiếng Anh và nhiều kỹ năng học tập khác bằng cách tham gia khóa học tiếng Anh chuyên cho học sinh tiểu học. Hiện nay, các trung tâm cũng có những khóa học tiếng anh giao tiếp kết hợp với học ngữ pháp và từ vựng. Những khóa học như vậy đáp ứng cả nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp và củng cố ngữ pháp, từ vựng của con chị. Ngoài ra, điều này cũng giúp củng cố vốn tiếng Anh toàn diện và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học sinh giỏi hoặc các kỳ thi vào trường chuyên, lớp chọn sau này.
- Nhiều người cho rằng ở lứa tuổi tiểu học, chỉ cần cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh theo kiểu vui vẻ, không cần quá đặt nặng việc học ngữ pháp. Thầy cô và phụ huynh học sinh nghĩ gì về điều này? (Bùi Thu Ngân, 31 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Trước khi vào tiểu học thì việc học kết hợp vui chơi, không đặt nặng quá về ngữ pháp là hợp lý. Thời gian này các con sẽ có thời gian để tích lũy vốn từ vựng cho bản thân. Nhưng khi bắt đầu lên tiểu học, đặc biệt từ lớp 4 trở lên, thì theo tôi để các con có thể tham gia các cuộc thi thì cần có sự đầu tư hơn. Từ thời điểm này , các con cần phải học về ngữ pháp nâng cao, cũng như các loại từ vựng chuyên đề.
- Hiện tại, tôi 36 tuổi và thấy học tiếng Anh rất khó, tôi muốn biết làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả? (Hang Tran, 36 tuổi, Hà nội)
- Chị Tô Ngân Hà:
Trước hết, bạn cần xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh, ví dụ học để giao tiếp hàng ngày hay phục vụ công việc. Sau đó, bạn nên đưa ra kế hoạch học tập theo từng bước, với từng mục tiêu nhỏ và khả thi. Bên cạnh việc tự học, bạn cũng có thể nhờ giáo viên trực tiếp giảng dạy đưa ra những lời khuyên hữu ích để tiến bộ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Phương pháp học hai tiếng Anh mỗi ngày cho các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết có giúp nói thành thạo tiếng Anh giao tiếp không? Cảm ơn bạn rất nhiều! (Vạn Thị Hằng Ni, 22 tuổi, 17 KP Tân Lập Đông Hòa, Dĩ An, BÌnh Dương)
- Tống Anh Đoàn:
Những kỹ năng nghe - nói - đọc - viết có thể tìm thấy trong nhiều tài liệu. Và bằng cách làm những tài liệu này thì chị có thể làm hết được các kỹ năng này trong hai tiếng đó. Sau khi làm, chị có thể tự chấm điểm bằng cách tra "key" sau khi làm bài để không mắc lại những lỗi sai tương tự. Chị nên tránh nhìn "key" trong khi làm bởi như vậy là tự hại bản thân.
- Xin chào em Anh Duy!
Em đạt được thành tích giải nhì olympic tiếng Anh chị thấy rất ngưỡng mộ. Phương pháp học của em là gì? (Phạm Thanh, 28 tuổi, Duy Tân - Dịch vọng hậu - Cầu Giấy - Hà Nội)
- Tống Anh Duy:
Cuộc thi này lớn hơn các cuộc thi khác, có rất nhiều bạn giỏi. May mắn Trường Đoàn Thị Điểm nơi cháu học có đội tuyển tiếng Anh nên cháu được giao lưu và tranh tài với nhiều bạn khác.
Trước cuộc thi, cháu sẽ làm thử đề thi của các năm trước và các sách luyện thi, sau đó nhờ cô giáo chấm điểm và chữa bài. Sau đó học các lỗi mà mình mắc phải và sửa chữa. Cháu học đan xen để không bị nhàm chán. Hôm thì luyện nghe, hôm thì làm bài ngữ pháp, đọc truyện, xem kênh hoạt hình (cartoon network) hoặc khám phá (discovery). Trước hôm thi, cháu giữ tinh thần thoải mái, mẹ cũng cho chơi. Cháu cũng không ôn tập nhiều lắm vì nếu ôn đến tận tối thì hôm sau cháu sẽ không nhớ gì và không thể giành được điểm cao.
Trong cuộc thi, cháu làm theo trình tự những câu cháu thấy dễ trước, rồi sau đó quay lại suy nghĩ và làm những câu khó, như vậy giúp cháu không bị lãng phí thời gian và dễ sa đà vào các câu hỏi khó. Cháu làm hết một lượt, sau đó dành thời gian kiểm tra lại và làm những bài khó.

- Con tôi đang học lớp 4, cháu muốn tham gia kỳ thi Olympic này có được không? Cháu có thể tham khảo đề thi các năm trước ở đâu? (Thanh Thảo, 32 tuổi, Cổ Nhuế, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Nếu muốn tham gia kỳ thi Olympic thì các con cần phải vượt qua kỳ thi tai trường. Sau khi được nhà trường lựa chọn, các con sẽ phải trải qua các kỳ thi cấp quận, thành phố.
Để tham khảo đề thi các năm trước, chị có thể đăng ký cho con làm bài thi thử online trên website của Language Link.
- Con tôi có vốn tiếng Anh tạm ổn, cháu cũng khá tự tin trước khi bước vào kì thi Olympic tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn hỏi cháu cần có những kĩ năng đặc biệt nào để có thể thành công ở các vòng thi? (Võ Thảo Vy, 27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Olympic tiếng Anh tiểu học (EO1) là kỳ thi chính thống và có format chuẩn quốc tế giống như kỳ thi IELTS, Cambridge... Đây là kỳ thi nền tảng, chuẩn bị tốt cho con chị có thể thành công trong các kỳ thi quôc tế sau này. Để thành công ở vòng một, con cần kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm tốt. Chị có thể tham khảo ở các câu tôi đã trả lời ở trên.
Ở vòng 2, các con sẽ phải trải qua phần thi nghe và nói. Đây là 2 kỹ năng song hành với nhau và không thể tách rời. Cháu đã có vốn tiếng Anh giao tiếp tốt, tôi nghĩ, chỉ cần cháu luyện tập thêm để thêm tự tin. Tôi cũng đã có câu trả lời cụ thể làm thế nào để thành công ở phần thi nói, chị có thể tham khảo. Điều quan trọng nhất là tạo cho con tâm lý thoải mái, thư giãn trước ngày thi để con không bị áp lực điểm số. Có như vậy, kết quả thi của con mới cao.
Chúc con chị thành công trong kỳ thi Olympic tiếng Anh tiểu học sắp tới.
- Con tôi học lớp 4 rồi, nhưng lúc ngồi học thì mẹ vẫn phải ngồi cạnh thì cháu mới tập trung và chịu học. Tôi cũng muốn rèn cho cháu các kỹ năng để cháu có thể tự học nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Chị Nguyệt có thể chia sẻ kinh nghiệm giúp con tự giác học tập mà không cần bố mẹ phải ép không?
(Bùi Thu Ngân, 31 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để tạo cho con có thói quen tự giác học tập thì chị cần phải kiên trì và tạo môi trường học tập thoải mái. Chị không nên quát mắng hay dồn ép cháu học quá nhiều. Việc học phải kết hợp với vui chơi, niềm say mê. Khi cháu nhận ra được niềm vui thích khi học thì sẽ tự giác, không cần bố mẹ phải nhắc nhở.
- Anh bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh khi nào? Lúc mấy tuổi? Mỗi ngày anh luyện tiếng Anh như thế nào? Có cách nào để đam mê tiếng Anh không? (Vo Nguyen Minh Ha, 8 tuổi)
- Tống Anh Đoàn:
Anh bắt đầu học tiếng Anh từ năm lên 6 tuổi. Anh thường xem TV, nghe nhạc, đọc sách... bằng tiếng Anh. Ngoài ra, anh thường trau dồi kiến thức đã học và tìm những kiến thức mới trên mạng. Với anh, đam mê tiếng Anh không phải một điều cần thiết vì học nhiều và hiểu tiếng Anh thì dần mình cũng sẽ yêu mến nó. Bởi tiếng Anh chỉ đơn giản là một cầu nối để hiểu được người nói tiếng Anh đang muốn thể hiện gì. Học tiếng Anh lâu thì nó sẽ dần ngấm vào mình và mình sẽ sử dụng nó như tiếng Việt.
- Con tôi đang học lớp 2, cháu làm quen với tiếng Anh được khoảng 4 năm. Tôi muốn nhờ tư vấn làm sao để phát âm hay ngữ điệu nói tiếng Anh của cháu được chuẩn.
Xin cảm ơn (Huong, 36 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Ngữ điệu, phát âm là thứ trẻ tích lũy được từ việc tiếp xúc với người nói ngôn ngữ đó. Nếu trẻ được tiếp xúc với người nói tiếng Anh Mỹ, trẻ sẽ có ngữ điệu giống người Mỹ. Nếu trẻ được tiếp xúc nhiều với người nói tiếng Anh Anh, hoặc Anh - Australia, trẻ sẽ có ngữ điệu Anh - Anh, Anh - Australia.
Ngữ điệu, phát âm là thứ trẻ hấp thu tự nhiên, nên chị cần cho cháu tiếp xúc với người bản ngữ càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. Khi đó, cháu sẽ có được ngữ điệu mong muốn.
Nếu không có điều kiện học với giáo viên nước ngoài, chị có thể cho con nghe thêm băng đĩa, Youtube tiếng Anh phù hợp với trình độ của con để có được ngữ điệu, phát âm như người bản ngữ.
- Xin chào ban tư vấn, tôi muốn sử dụng tiếng Anh tốt để có cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài và tự tin hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, khả năng nghe và nói của tôi rất kém, tôi cần làm gì để tự học tiếng Anh ở nhà một cách hiệu quả?
(Hồ Tâm, 27 tuổi, Bạch Đằng, Tân Bình)
- Chị Tô Ngân Hà:
Có rất nhiều nguồn tư liệu để bạn phát triển kỹ năng nghe như tài liệu được biên soạn bởi người bản ngữ, các website dành cho người học ở nhiều trình độ. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích, bạn có thể tự trải nghiệm và lựa chọn phương pháp phù hợp. Với kỹ năng nói, bạn không cần cố gắng bắt chước người bản ngữ mà nên luyện tập phát âm để có thể diễn đạt một cách rõ ràng và chính xác. Ngoài ra, để có phản xạ giao tiếp tốt, bạn nên tự tạo cơ hội để sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động giao tiếp trong lớp học hoặc tham gia các câu lạc bộ.
- Con gái tôi dang học lớp 4. Tôi muốn cho con học tiếng anh phát triển toàn diện cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, tôi nên cho con học theo chương trình nào tốt nhất? (Hạ Phượng, 32 tuổi, Thanh Hóa)
- Ông Gavan Iacono - Tổng giám đốc Language Link Vietnam:
Học tiếng Anh toàn diện đang là xu hướng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Để học tiếng Anh toàn diện, học sinh cần tiếp cận và thuần thục bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết- ngữ pháp- từ vựng, biết cách làm bài thi, nắm được các kỹ năng học và nâng cao kiến thức xã hội. Để ứng dụng được phương pháp này, học sinh cần có một lộ trình từ sớm đồng thời xác định được điểm mạnh và yếu của mình để phát triển và bổ xung kịp thời.
Điều này có nghĩa là ngoài việc học tiếng Anh giao tiếp bài bản từ sớm, học sinh cần được học ngữ pháp chuẩn mực, qua đó, xây dựng các kỹ năng học tập cần thiết để thành công trên con đường học tập lâu dài. Thời điểm lý tưởng để bắt đầu tích lũy vốn tiếng Anh toàn diện: cả giao tiếp và ngữ pháp, từ vựng là 8-10 tuổi.
- Tôi có câu hỏi dành cho phụ huynh 2 cháu Duy và Đoàn: chị cho hai cháu học tiếng Anh từ khi nào? Để đạt được giải nhì Olympic tiếng Anh tiểu học, hẳn Duy và Đoàn đã được học ngữ pháp khá chắc chắn. Chị cho cháu bắt đầu học ngữ pháp như thế nào?
(Bạch Hoàng Anh, 29 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Tôi cho các con tiếp xúc tiếng Anh từ khá sớm. Với Duy là từ năm 4 tuổi, Đoàn là từ khi 6 tuổi. Tôi chú trọng đến việc xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc cho các con, không chỉ với ngữ pháp mà còn bao gồm cả từ vựng, giao tiếp. Từ lớp 1-3 tôi cho cháu học ngữ pháp cơ bản. Bắt đầu từ lớp 4 trở lên, các con được tiếp xúc với ngữ pháp nâng cao.
- Trong 12 năm rèn sách ở trường hiện giờ thì tôi không thể viết hay đọc một câu tiếng anh lưu loát. Duy có thể cho tôi một lời khuyên hoặc một phương pháp cụ thể được không? (Dương Tấn Vũ, 19 tuổi)
- Tống Anh Duy:
Chào anh! Anh có thể đọc nhiều truyện bằng tiếng Anh, bắt đầu từ những truyện bình thường "Diary of a Wimpy Kid" hay "Percy Jackson"... Khi anh đã tốt hơn thì anh nên đọc những câu chuyện phức tạp hơn như "Harry Potter". Nếu đọc nhiều truyện, anh có thể tìm được nhiều từ hay để cho vào các bài luận. Những từ nào không hiểu thì anh nên tra trên từ điển (không nên dùng từ điển Anh Việt vì người ta có thể sai).
Còn nếu anh muốn nói tiếng Anh tốt hơn, anh có thể học thêm, xem phim tiếng Anh có phụ đề để xem họ nói như thế nào. Anh không cần nói nhanh như họ mà chỉ cần phát âm chuẩn thôi. Lúc nào biết được nhiều tư, anh nên tự chỉnh tiếng, ngữ điệu và sự nhuần nhuyễn. Anh nên theo học khóa tập nói và thuyết trình.
- Tôi đang đi làm và loay hoay tự học thêm tiếng Anh, nhưng không hiệu quả. Tôi nên làm gì để cải thiện khả năng học tiếng Anh của mình? (Nguyễn văn Hoàn, 34 tuổi)
- Chị Tô Ngân Hà:
Trước hết, bạn cần xác định học tiếng Anh để làm gì, sau đó, chia thành những mục tiêu nhỏ và khả thi. Trong giai đoạn đầu tự học, bạn nên nhờ giáo viên trực tiếp giảng dạy và đưa ra những lời khuyên hữu ích, phù hợp với khả năng cũng như nhu cầu của bản thân. Khi đã có vốn tiếng Anh nhất định, bạn có thể tự học thông qua các tài liệu sẵn có.
- Theo mình, để có thể đạt được những thành tích như bạn Anh Đoàn quả là một điều đáng nể, vậy thì bạn có thể chia sẻ cách phân chia thời gian học ở trường và học thêm, các khung giờ học tiếng Anh ở nhà sao cho có hiệu quả nhất? Làm thế nào để có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài khi trình độ của mình còn hạn chế? (Phan Văn Công, 15 tuổi, xóm tây-thôn quan âm-xã bắc hồng-đông anh-hà nội)
- Tống Anh Đoàn:
Học ở trường thì không thể tránh khỏi nhưng học thêm thì không nhất thiết phải học nhiều, miễn là học hiệu quả thì dù học ít, bạn vẫn thành công. Ngược lại, nếu học quá nhiều, dẫn tới mệt mỏi, không có thời gian tự học, tự trau dồi kiến thức thì cũng khó thành công được. Điều quan trọng nhất là bạn có thời gian nhớ và ôn lại kiến thức mình đã học.
Kể cả khi trình độ tiếng Anh hạn chế thì người nước ngoài không phán xét mình. Bạn chỉ cần chú tâm vào ý kiến riêng của mình và bỏ ngoài tai lời chế nhạo hoặc chê bai của người khác. Hãy lấy những lời chê đó làm động lực để mình cố gắng hơn. Như vậy mới có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.
- Tống Anh Đoàn:
Học ở trường thì không thể tránh khỏi nhưng học thêm thì không nhất thiết phải học nhiều, miễn là học hiệu quả thì dù học ít, bạn vẫn thành công. Ngược lại, nếu học quá nhiều, dẫn tới mệt mỏi, không có thời gian tự học, tự trau dồi kiến thức thì cũng khó thành công được. Điều quan trọng nhất là bạn có thời gian nhớ và ôn lại kiến thức mình đã học.
Kể cả khi trình độ tiếng Anh hạn chế thì người nước ngoài không phán xét mình. Bạn chỉ cần chú tâm vào ý kiến riêng của mình và bỏ ngoài tai lời chế nhạo hoặc chê bai của người khác. Hãy lấy những lời chê đó làm động lực để mình cố gắng hơn. Như vậy mới có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.

- Các cuộc thi tiếng Anh ai là người hướng dẫn ban nộp đơn thi. Làm thế nào để biết cuộc thi diễn ra lúc nào. (dao thi phuong thao, 9 tuổi)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để tham gia các cuộc thi, cháu có thể đăng ký tại trường. Sau khi vượt qua các kỳ thi tại trường, cháu sẽ tiếp tục được tham gia kỳ thi quận và thành phố.
- Chào cháu, cô cũng có con trai học lớp 3 hệ Cambridge. Cô nhận thấy em cũng yêu thích tiếng Anh, nghe, đọc hiểu tốt, chỉ có khả năng nói là yếu. Cháu có thể chia sẻ cho cô phương pháp thực hành luyện kỹ năng nói được không? (minh, 34 tuổi, tp hcm)
- Tống Anh Đào:
Cháu chào cô! Phương pháp luyện kỹ năng nói là nghe và cố gắng phát âm lại sao cho chuẩn nhất. Vì em mới lớp ba nên vẫn chưa bị cứng lưỡi, vẫn có khả năng luyện luyến láy, ngữ âm giống người nước ngoài dễ dàng. Như vậy, nghe mới có độ nảy, độ mềm mại khi giao tiếp mà không bị ngắc ngứ.
- Con mình nghe và ngữ pháp tốt nhưng nói không tự tin. Vậy tôi phải làm thế nào để cháu nói tốt? (Đỗ Thị Hồng Hạnh, 41 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để giúp con tự tin hơn khi nói tiếng Anh, chị nên tạo điều kiện cho con tiếp xúc nhiều với người nước ngoài. Việc học tập ở trung tâm cũng sẽ tạo điều kiện cho con giao lưu nhiều hơn với các bạn xung quanh. Một môi trường học tập vui vẻ sẽ kích thích con nói nhiều và tốt hơn.
- Trong tiếng Anh có nhiều ngữ pháp và cấu trúc khiến người học cảm thấy nhàm chán và nhanh quên. Vậy bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua sự nhàm chán đó? Mình cảm ơn! (Nguyễn Khắc Hưng, 23 tuổi, K34/42 Âu Cơ, Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng)
- Tống Anh Đoàn:
Vì anh đang cố gắng nhồi quá nhiều lượng kiến thức vào đầu nên mới thấy nhàm chán và nhanh quên. Anh nên học chậm nhưng chắc. Anh cần hiểu sâu và hiểu theo nhiều khía cạnh của một cấu trúc ngữ pháp rồi mới chuyển sang cấu trúc ngữ pháp khác.
- Nếu trẻ bắt đầu học tiếng Anh thì nên bắt đầu từ đâu và chú trọng những điểm nào? (cao vi tuyen, 35 tuổi, binh phuoc)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để việc học tiếng Anh của trẻ có hiệu quả, theo tôi nên cho trẻ tiếp xúc từ nhỏ. 4 tuổi là độ tuổi thích hợp để cho trẻ học thêm ngôn ngữ thứ 2. Bên cạnh từ vựng, ngữ pháp, gia đình nên tạo điều kiện cho các con giao tiếp nhiều, luyện nghe nói. Ngoài ra, một môi trường học tập vui vẻ sẽ khích lệ các con học tập tốt hơn.
- Con chú 5 tuổi rất thích học tiếng Anh giỏi như cháu. Vậy cháu có thể tư vấn giúp chú được không? (phạm văn đô, 32 tuổi, xa la hà đông)
- Tống Anh Duy:
Chào chú! Cháu nghĩ rằng, chú nên cho em học nói đến khi em học lớp 1, rồi sau đó cho em học từ vựng và ngữ pháp. Nếu em gặp từ mới, chú nên giải thích cho em. Khi em đã học tốt, chú nên cho em học thêm để có thể thử sức với các bạn khác. Tuy nhiên, không nên cho em tham gia các khóa học mà chơi nhiều mà nên tham gia khóa học nghiêm khắc hơn để lớn lên em không bị lười học. Cuối cùng, chú nên cho em học thêm nhiều về cả từ vựng, nghe, đọc và viết. Nhưng mà ngữ pháp là nhiều nhất. Chú cũng nên cho em đọc truyện. Bằng cách đấy, em sẽ học được nhiều từ để dùng trong các bài luận. Khoảng lớp 4, lớp 5, chú nên dạy em cách tra từ điển Anh - Anh.
- Tôi có con trai gần 5 tuổi. Tôi muốn con tôi sau này nói tiếng anh trôi chảy. Bây giờ tôi dạy cháu bằng phương pháp nào? (võ thị thúy trinh, 32 tuổi)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Để giúp con nói tiếng Anh trôi chảy thì con cần phải có cơ hội tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, nghe băng đĩa, học khóa giao tiếp, xem TV, tập đọc to các mẩu truyện tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp. Gia đình nên tạo điều kiện cho con nói tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi.
- Hiện nay, tôi đang là nhân viên Marketing cho một công ty tại Hà Nội, thường xuyên phải sử dụng tiếng Anh, nhưng tôi lại gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với đối tác. Tôi cần làm gì để tự tin hơn? (Đỗ Thị Hương Thơm, Hà Nội)
- Chị Tô Ngân Hà:
Việc đầu tiên bạn nên luyện tập khi sử dụng tiếng Anh là hạn chế nghĩ bằng tiếng Việt, sau đó dịch sang tiếng Anh. Điều này sẽ làm giảm tốc độ nói của bạn khi giao tiếp và khiến bạn không tự tin. Ngoài ra, bạn không nên cố gắng dùng từ vựng và cấu trúc quá phức tạp mà nên diễn đạt ý của mình một cách đơn giản, hiệu quả. Bạn cũng cần luyện tập để phát âm rõ ràng và chính xác thay vì cố bắt chước người bản ngữ. Hy vọng, bạn sẽ cảm thấy tự nhiên và tự tin hơn trong công việc của mình.
- Gửi chị Nguyệt, chị có cảm thấy việc định hướng học tập nhiều, chuyên sâu như vậy khi các cháu còn nhỏ là quá áp lực cho con mình? (Thùy Linh, 35 tuổi, Hà Nội)
- Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
Tôi không tạo áp lực cho con học theo phương pháp truyền thống là chỉ ngồi vào bàn học rất nhiều lý thuyết. Tôi tạo cho các cháu môi trường học tập vui vẻ, thoải mái. Các con có thể thoải mái lựa chọn giữa các hình thức học khác nhau như đọc sách, xem TV, giao tiếp với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Vì vậy, các con đều rất vui vẻ khi học và không hề cảm thấy có bất kỳ áp lực hay gánh nặng nào.
- Năm nay cháu nhà tôi sắp vào cấp 1 và gia đình cũng rất quan tâm đến việc học tiếng Anh của cháu nên đã cho cháu đi học tiếng Anh từ sớm. Tuy nhiên, gia đình cũng chưa hình dung được nên cho cháu bắt đầu học tiếng Anh một cách nghiêm túc như thế nào để sau này có thể sử dụng thuần thục 4 kĩ năng tiếng Anh. Xin ông Gavan cho tôi lời khuyên? (Nguyễn Trang Nhung, 35 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono:
Gia đình cho cháu đi học tiếng Anh từ sớm là một điều đáng mừng vì khả năng tiếp thu ngoại ngữ của trẻ em rất nhanh, nhanh hơn người lớn. Để con có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ, điều quan trọng là con có cơ hội thực hành thường xuyên và có môi trường học tập tốt để con có thể tiến bộ mỗi ngày. Do vậy con nên được học ở một lớp học có quy mô nhỏ để giáo viên có thể kèm cặp chặt chẽ cho con và giải đáp các thắc mắc cho con. Gia đình nên cho con học ở các trung tâm tiếng Anh có uy tín, với chương trình học được nghiên cứu thiết kế bởi các chuyên gia để phù hợp với học sinh Việt Nam. Tại trung tâm Language Link, các con sẽ có hội học và thực hành với giáo viên bản ngữ, điều này giúp cho con có khả năng phản xạ ngoại ngữ rất tốt. Đồng thời Language Link cũng rất chú trọng tới việc củng cố, trau dồi ngữ pháp của các con ở những trình độ cao hơn. Vì thế các con sẽ vừa tự tin giao tiếp; đồng thời con cũng có thể đáp ứng được các bài thi ngữ pháp ở trường cũng như các kỳ thi học sinh giỏi, Oplimpic của thành phố.
- Có phải từ vựng là quan trọng nhất khi học tiếng Anh? Học thế nào để nhớ từ vựng lâu hơn? (ngô đức vinh, 24 tuổi)
- Chị Tô Ngân Hà:
Học tiếng Anh có nhiều mục tiêu khác nhau như đi du học, làm việc, giao tiếp hàng ngày hay để đạt điểm cao trong các bài thi. Từ vựng là một trong những yếu tố thành công của việc học nhưng không đủ để đạt được các mục tiêu trên. Thay vào đó, bạn nên phá triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp và từ vựng một cách toàn diện. Về từ vựng, để ghi nhớ lâu, bạn cần sử dụng thường xuyên thông qua đọc sách, giao tiếp hoặc nghe đài, báo.
- Bình thường tôi hay thỉnh thoảng nói chuyện với con bằng tiếng Anh, cháu có thể nói khá tốt và xem phim cũng hiểu được kha khá. Có thể nói kiến thức về tiếng Anh của cháu khá ổn. Nhưng khi làm bài thi cháu lại thường loay hoay với một số dạng bài và không biết xử lý thế nào. Ông có thể cho tôi lời khuyên giúp cháu được không? (Mai Anh Tuấn, 35 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Icono:
Tôi thấy có rất nhiều học sinh dù ở độ tuổi còn nhỏ nhưng có khả năng nghe nói tiếng Anh rất tốt nhưng khi làm các bài kiểm tra ngữ pháp thì các con lại cho thấy rất nhiều lỗ hổng về kiến thức ngữ pháp. Theo tôi, nguyên nhân là vì các con chưa được học ngữ pháp một cách hệ thống, chưa được luyện những kỹ năng làm bài, và trải nghiệm với các dạng bài ngữ pháp khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, tôi nghĩ các bậc phụ huynh nên cân nhắc cho con tham gia các khóa học bao gồm cả nâng cao kỹ năng giao tiếp và hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao. Nhờ đó, các con sẽ được trải nghiệm các dạng bài tập và kỹ năng làm bài khác nhau. Các con sẽ tự tin hơn và biết cách xử lý với bất cứ dạng để thi nào. Chúc con thi tốt!
- Thưa ông Gavan, con tôi học tiếng Anh ở trung tâm với người nước ngoài từ rất sớm, trình độ của cháu được đánh giá rất tốt và tự bản thân tôi thấy tiếng Anh của cháu giao tiếp rất ổn, nhưng vừa rồi tôi có cho cháu tham gia làm bài Đồng hành cùng Olympic tiếng Anh: Trải nghiệm bài thi chuẩn quốc tế thì kết quả làm bài kiểm tra thi không cao. Tôi không biết lý do vì sao? (Định thị Lý, 35 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono:
Con có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh là một điều đáng khích lệ và chúng tôi đánh giá cao việc gia đình cho con đi học tiếng Anh tại các trung tâm với các thầy cô bản xứ từ sớm. Tuy nhiên, nếu con chỉ giỏi giao tiếp mà chưa được làm quen và ý thức về việc sử dụng đúng ngữ pháp, và chưa có cơ hội thực hành với nhiều dạng bài tập ngữ pháp thì con sẽ gặp khó khăn khi làm các bài thi đòi hỏi lượng kiến thức ngữ pháp nhất định cũng như kỹ năng làm bài tốt . Để đạt kết quả cao, các con cần phải được rèn luyện các kỹ năng làm bài, cũng như được trau dồi các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh. Việc chuẩn bị sớm cho các kỳ thi là cần thiết để các con có được sự tích lũy về kiến thức, kinh nghiệm làm bài và sự tự tin trước bất cứ dạng bài thi nào.
- Chị muốn hỏi hai em, các em đã học thế nào để có thể nói tiếng Anh trôi chảy vậy. Bản thân chị học tiếng Anh nhưng không thể nào giao tiếp một cách thoải mái và tự nhiên được. (nguyễn Minh, 18 tuổi)
- Tống Anh Duy:
Thưa chị, em nghĩ rằng lý do chính để em có thể nói trôi chảy như vậy là nhờ một người để nói chuyện cùng. Mình nên nói chuyện bằng tiếng Anh với một người bạn học cùng lớp tiếng Anh. Cách này sẽ làm mình tự nhiên hơn vì mình chỉ nói chuyện với một người bạn chứ không luyện tập nói đi nói lại cho một cuộc thi. Một cách khác, chị có thể tham gia các cuộc thi lớn về hùng biện. Theo quan điểm của em thì việc nói chuyện trước gương và người thân không hiệu quả lắm nên chị cứ luyện tập thôi và qua nhiều cuộc thi, chị sẽ quen dần với việc nói chuyện trước nhiều người.
- Xin ông Gavan cho biết, con gái lớn của tôi học tiếng Anh từ bé, cháu có thể giao tiếp khá tốt. Tuy nhiên, khi vào cấp 2, cháu khá vất vả để theo chương trình nặng về ngữ pháp ở trường. Tôi không muốn cháu thứ 2 cũng gặp phải tình trạng này. Liệu có khóa học nào để con tôi vừa được học về ngữ pháp, vừa được nghe nói với giáo viên nước ngoài? (Nguyễn Văn Hùng, 37 tuổi, Vũng Tàu)
- Ông Gavan Iacono:
Cháu đang học lớp 4. Hiện giờ, có khá nhiều khoá học để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh với mục đích sử dụng ngôn ngữ (giao tiếp) và mục đích đáp ứng các kỳ thi ở trường. Một trong những khoá học điển hình mà Language Link Vietnam đã xây dựng và thực hiện trong những năm vừa qua là khoá học tiếng Anh chuyên dành cho khối THCS và khối tiểu học. Trong khoá học này, các cháu sẽ được tham gia hai học phần học gồm có học phần học với giáo viên bản ngữ và một học phần với giáo viên Việt Nam. Mục đích của học phần với giáo viên bản ngữ là để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cuộc sống linh hoạt và thành thạo. Với học phần với giáo viên Việt Nam, các cháu sẽ được ôn tập, bổ sung, nâng cao những kiến thức ngữ pháp từ vựng từ cơ bản đến nâng cao, điển hình với những dạng bài đọc và bài viết điển hình hỗ trợ các cháu kỹ năng thực hiện tốt các bài thi ở trường, thi cuối khoá, cuối cấp, thi vào các trường chuyên ngữ và xây dựng nền móng cho các cháu chuẩn bị cho các kỳ thi tiếng Anh quốc tế.
Với trường hợp cháu đang học lớp 4, gia đình có thể tham khảo khoá học cho học sinh tiểu học tại Language Link với 2 học phần này. Hy vọng là gia đình và cháu có thể tìm thấy phương pháp phù hợp và hiệu quả cho các cháu trong quá trình học tiếng Anh.

- Con tôi học lớp 4, nhưng lúc ngồi học, mẹ vẫn phải ngồi cạnh để giúp cháu tập trung. Tôi muốn rèn cho cháu các kỹ năng để có thể tự học, vậy tôi nên bắt đầu từ đâu? (Thanh Thảo, 27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
- Chị Tô Ngân Hà:
Trước hết, phụ huynh cần dành thời gian cho con, nói cho con hiểu tầm quan trọng của việc học và hướng dẫn con lên kế hoạch học tập hiệu quả nhất. Phụ huynh cần tỏ thái độ tích cực, khuyến khích con cố gắng, nhưng cũng không nên tạo áp lực cho con bằng việc đặt ra mục tiêu quá cao. Hãy dành lời khen cho cả những thành công nhỏ và thành công lớn của con.
Điều quan trọng nhất là con phải cảm thấy hứng thú với việc học tập. Ngoài việc học khi ngồi vào bàn, con có thể học và sử dụng tiếng Anh ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Con có thể nghe một bài hát tiếng Anh, xem một bộ phim và nghe hiểu bằng tiếng Anh, con có thể nói chuyện với anh, chị, em và bố mẹ bằng tiếng Anh với những hội thoại đơn giản.
Với các phần kiến thức đòi hỏi sự tập trung cao hơn, ban đầu con có thể chia thành những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và tăng dần thời gian cho một nhiệm vụ hoặc bài tập. Ngoài ra, các con cần có sự cân bằng giữa việc học ở trường và những hoat động ngoài trời. Nếu chỉ học mà không nghỉ ngơi sẽ khiến trẻ thấy nhàm chán và mất dần đi sự hứng thú, đồng thời, trẻ cũng sẽ không có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống. Chúc gia đình và con tìm thấy niềm vui và động lực trong môn tiếng Anh!
- Ông Gavan cho biết, con tôi được học tiếng Anh từ bé và tôi đã từng khá tự tin khi cháu có thể giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào cấp 2, cháu cảm thấy khá đuối với chương trình học trên lớp, dần dần mất hứng thú với tiếng Anh. Tôi rất lo không hiểu mình đã làm sai điều gì? (Nguyễn Văn Huyên, 38 tuổi, Hà Nội)
- Ông Gavan Iacono:
Con được học tiếng Anh từ bé là một bước khởi đầu rất thuận lợi trong quá trình học ngôn ngữ, con sẽ có lợi thế là tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi vào cấp 2, con sẽ cần phải phát triển tiếng Anh toàn diện, tập trung vào bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, và nội dung chương trình học cấp II theo Bộ GDĐT yêu cầu các con học sinh cấp 2 nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao.
Chính vì vậy, phụ huynh nên chú trọng hơn nữa đến việc cung cấp cho con môi trường học tiếng Anh toàn diện, phát triển các kỹ năng học tập (tư duy độc lập, tự nghiên cứu…) và các kỹ năng xã hội (làm việc theo nhóm, làm việc độc lập…), đồng thời củng cố, mở rộng vốn từ, ngữ pháp cơ bản, giúp học sinh có thể sử dụng từ mới, cấu trúc câu một cách tự nhiên cho kỹ năng nói - viết. Bên cạnh đó, phụ huynh tiếp tục động viên con trau dồi thêm kỹ năng nói để con tự tin và thoải mái khi nói chuyện bằng tiếng Anh với người nước ngoài, có khả năng tự diễn đạt trong nhiều tình huống khác nhau.
- Thưa ông Gavan, tôi thấy trong các bài thi trắc nghiệm, một phương pháp mọi người hay dùng khi không chắc câu trả lời là phương pháp loại trừ. Ông có thể giải thích rõ hơn về phương pháp này? (Nguyễn Thủy Tiên, 38 tuổi, Vũng Tàu)
- Ông Gavan Iacono:
Bài thi trắc nghiệm là một dạng hình thức bài tập để kiểm tra các kiến thức và kỹ năng khác nhau (từ vựng, ngữ pháp, đọc, viết). Vì thế, muốn làm bài thi tốt, học sinh phải nắm các kiến thức về ngôn ngữ (tiếng Anh) thật chắc và tốt.
Ngoài ra, học sinh còn có thể dựa trên biện pháp loại trừ. Đó là việc người học sử dụng những kiến thức (ngữ pháp và từ vựng) mà mình đã biết để loại bỏ đi những lựa chọn không đúng/thích hợp, thay vì chọn ngay được đáp án đúng. Biện pháp này được áp dụng khá hiệu quả trong trường hợp có một số lựa chọn mà người học không biết và không dám chắc về kết quả của nó. Học sinh có thể sử dụng biện pháp này trong các kỳ thi nhằm nâng cao nhất khả năng làm bài và đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, em nên có biện pháp tra cứu, sử dụng và ôn tập đối với những hiện tượng ngữ pháp và từ vựng mà mình chưa biết nhằm mở rộng vốn kiến thức để tự tin khi dùng biện pháp này trong các kỳ thi.
- Khả năng nhớ từ vựng của tôi không được tốt, vì thế tôi gặp nhiều khó khăn khi học và sử dụng tiếng Anh. Đây có phải là do năng khiếu học ngoại ngữ không, làm thế nào để khắc phục được? (Đức Anh, 25 tuổi, TP HCM)
- Chị Tô Ngân Hà:
Nhiều người học tiếng Anh gặp phải vấn đề như bạn. Thông thường, đó không phải do thiếu năng khiếu ngoại ngữ mà vì người học chưa biết cách ghi nhớ và sử dụng vốn từ vựng mình có. Trước tiên, bạn nên thử dùng các cách khác nhau như thẻ học từ vựng, phần mềm hỗ trợ học từ, sơ đồ tư duy... để lựa chọn được phương pháp phù hợp với bản thân.
VnExpress