Tháng 5 vừa qua, Gió Homestay ra đời, lấy cảm hứng từ bộ phim Đi đến nơi có gió. Chủ homestay muốn viết nên câu chuyện về nơi ai đến cũng được "chữa lành", kết nối với thiên nhiên và hòa mình với gió, để xua tan muộn phiền, lo lắng đời thường...
Homestay Đà Lạt - khi thị trường "bão hòa"
Theo Trịnh Ngọc Tiến, sinh năm 1991, founder Gió Homestay, mô hình homestay ở Đà Lạt bắt đầu phát triển rầm rộ từ khoảng năm 2015. Giới trẻ Sài Gòn có trào lưu bỏ phố về Đà Lạt làm homestay.
Thế nhưng, sau khi dốc hết tiền bạc và tâm huyết để đầu tư, không ít người vỡ mộng homestay vì chi phí thuê đất ở Đà Lạt cao, chưa kể chi phí xây dựng gấp đôi những nơi khác, cùng những rắc rối từ chính sách pháp lý và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các homestay tại đây. "Vài ba homestay mới ra đời, lại vài ba homestay khác đóng cửa. Thị trường thanh lý đồ cũ ở khá Đà Lạt rất sôi động. Đôi khi, giấc mơ của người này là sự chán nản của người khác", Tiến tâm sự.
Năm 2019, Trịnh Ngọc Tiến về Đà Lạt chơi. Gió homestay, khi đó còn tên cũ là Xóm Homestay. Ở thời điểm hưng thịnh của homestay, Xóm có chỗ đứng trong lòng du khách. Đó cũng là thời kì ít cạnh tranh, các chủ homestay không cần truyền thông hay marketing quá nhiều, khách vẫn tự đến. Các phòng kín khách và giao lưu trò chuyện vui vẻ. Xóm homestay khi đó đã có không gian xanh mát, được dọn dẹp cẩn thận, trang hoàng rực rỡ, thu hút đông đảo khách tới, chủ cũ cũng có thêm kinh phí để đầu tư vào nhiều mảng khác nhau. "Trong trí nhớ của tôi, Xóm là nơi luôn nhộn nhịp khách ra vào, luôn vui vẻ với những đêm tiệc tùng trò chuyện đến sáng", chàng trai sinh năm 1991 tâm sự.
Nhưng khung cảnh nhộn nhịp ấy không kéo dài. Sau những năm Covid-19, Xóm homestay xuống cấp do không được đầu tư và bảo dưỡng thường xuyên. Năm 2023, quay lại Xóm sau 4 năm, Tiến bất ngờ vì nơi này đã cũ, cây cối mọc um tùm không ai chăm sóc, hỏng hóc và ẩm mốc khắp nhà, đống rác không ai dọn...
Gặp lại chủ cũ của Xóm, Tiến được biết, mô hình homestay hiện bão hòa. Xóm không còn cạnh tranh được những địa điểm mới, hiện đại hơn. Bởi thế, anh chị chủ muốn sang nhượng nhanh để thu hồi tiền xây dựng 5 năm và bảo toàn lợi nhuận.
Chọn ở lại Xóm một đêm, Tiến không tài nào ngủ được vì muỗi nhiều, chuột chạy khắp nhà, bóng đèn cái sáng cái không, có cái nhấp nháy như ở trong bar. Chàng trai 9x hiểu sự khắc nghiệt của thời gian, quy luật đào thải tất yếu của kinh tế, dẫn đến sự thay đổi của một nơi vốn vui vẻ, nhộn nhịp; giờ trở nên vắng vẻ, cũ kỹ.
Dẫu vậy, là một người thích đi tìm kỷ niệm, Ngọc Tiến muốn tìm lại không khí náo nhiệt, vui vẻ trước đó.
Tâm huyết với Gió Homestay
Sau đêm mất ngủ, 9x suy nghĩ và lên kế hoạch cẩn thận để sở hữu lại Xóm homestay, sau đó trùng tu, chăm sóc lại từng thứ một. Anh ký sang nhượng Xóm từ tháng 4 và bắt đầu "khăn gói quả mướp" lên Đà Lạt, dành toàn bộ tiền đang có để thay đổi homestay.
Công việc được Tiến và nhóm bạn thân tiến hành chỉ một tuần sau đó. Đầu tiên, Xóm được đổi tên thành Gió Homestay. "Tôi yêu thích năng lượng của gió, cũng hy vọng việc tiếp quản như một làn gió cho nơi này", founder 9x tâm sự.
Việc đầu tiên, Ngọc Tiến thực hiện xin giấy phép xây dựng bằng sàn đằng sau cho khách có chỗ nướng BBQ ngoài trời, cafe, cocktail... với tầm nhìn hướng đồi núi. Đây cũng là nơi phù hợp cho nhiều hoạt động ngoài trời như: tổ chức tiệc sinh nhật cầu hôn, chiếu phim ngoài trời với màn hình 100 inch.
Tiếp đó, nhóm bạn thực hiện cải tạo vườn hoa và khuôn viên cho khách đốt lửa và check-in.
Trịnh Ngọc Tiến tự tay lựa chọn và trồng từng cái cây, xếp một đống củi để đốt ban đêm trò chuyện với khách. Công việc mà anh cho là mất thời gian nhất là làm lại hết phòng ngủ của khách. Với mong muốn mang lại cho khách hàng cảm giác êm ấm tiện nghi và hài lòng, 9x rất kỹ tính trong việc thiết kế phòng ngủ.
"Từ chăn ga gối đệm đến những vật dụng trang trí, tôi đều chọn những mặt hàng chất lượng, đảm bảo cho khách có giấc ngủ sâu và êm ái. Tôi cũng đầu tư thêm chuông gió với âm thanh tần số năng lượng tích cực, mang cảm giác bình an dễ ngủ, để mọi khách đến với home đều hài lòng với giấc ngủ và sự chỉn chu sạch sẽ", founder trẻ tâm sự.
Vốn là người sống ở Sài Gòn, ít khi đụng việc chân tay, nhưng khi bắt tay vào làm homestay, Tiến rất háo hức. Mọi công việc từ sửa chữa điện đến trang trí, xây dựng, sơn sửa trồng cây, Tiến đều tự tay làm. Trước đây, khi xem review các homestay và đến thực tế, anh thấy có nhiều chỗ chỉ là sản phẩm của marketing và quảng cáo. Hiểu được lo lắng của khách hàng khi chọn một chỗ ở lại trong chuyến đi, nhà sáng lập cố gắng tập trung vào chất lượng và trải nghiệm thực tế, hơn là chỉ tạo ra vài góc thật đẹp để làm truyền thông.
"Tôi tin rằng, chỉ có chất lượng của trải nghiệm thực tế mới mang lại sự tin tưởng lâu dài và giá trị bền vững cho Gió", 9x tâm sự.
Chỉ sau hai tháng làm việc không ngừng nghỉ, Gió homestay hoàn thiện và bắt đầu đón khách và tiếp nhận phản hồi tích cực từ khách.
Gió homestay nổi bật với không gian cây xanh mát và phòng ốc gọn gàng sạch sẽ. Khách đến chơi có thể cảm nhận sự gần gũi, thân thương như ở nhà mình. Khách có thể dành toàn bộ thời gian ở homestay mà vẫn có thể chụp hình đẹp, đốt lửa ban đêm, mở tiệc BBQ hoặc thưởng thức cocktail, cafe với tầm nhìn hướng núi.
Không dừng ở đó, vì tính cầu toàn của một người làm thiết kế lâu năm, Ngọc Tiến vẫn muốn sửa chữa hoàn thiện thêm khuôn viên cho homestay. Anh đã thuê thêm đơn vị thiết kế để làm lại, xử lý cảnh quan, với hy vọng sẽ có có thêm nơi uống cafe check-in đẹp hơn cho khách. Đến thời điểm hiện tại, công việc nâng cấp khuôn viên hoàn thiện đến 90%.
(Nguồn: Gió Homestay)