> Bóng đá Việt nên học theo mô hình Nhật Bản
Bóng đá Việt Nam đã có tất cả những thứ quý giá nhất của người hâm mộ: sự ủng hộ, lòng tin, sự chờ đợi... Đổi lại, điều duy nhất người hâm mộ cần tại thời điểm hiện giờ là sự dũng cảm thừa nhận yếu kém và quyết tâm thay đổi từ những người làm bóng đá Việt Nam.
Cổ động viên Việt Nam trên đường phố Bangkok. Ảnh: An Nhơn - Thế Ngọc
AFF Cup vừa qua, nếu chỉ cần lấy 11 cầu thủ của Đội SLNA hoặc đội vô địch SHB Đà Nẵng (vì họ hiểu nhau trong lối chơi hơn, phối hợp với nhau tốt hơn) cùng với bổ sung thêm 11 cầu thủ tương đối khá về mặt kỹ thuật, tôi tin là có thể vô địch rồi, chí ít thì cũng được á quân để người hâm mộ đỡ... tức phần nào. Theo tôi thì cần có một số tiêu chí cụ thể sau:
- Đội nào vô địch V-League thì đội đó sẽ đóng góp chính cho ĐTQG (có bổ sung thêm 1 số cầu thủ thật sự nổi trội nhất).
- Cầu thủ nào đá không hết mình vì màu cờ sắc áo của dân tộc thì loại vĩnh viễn khỏi môi trường bóng đá. Cầu thủ nào đá hết mình, có thành tích cống hiến đặc biệt xuất sắc thì tặng thưởng cho họ xứng đáng (nhà cửa, đất đai, công ăn việc làm sau khi kết thúc sự nghiệp,...)
- Đào tạo các đội tuyển từ U11, U12,... đến U21. Thường xuyên cho các đội tuyển này cọ xát với nhau, từ đó mới phát hiện ra được nhân tài. Cử một đội tuyển xuất sắc nhất trong các lứa U tham dự giải vô địch quốc gia, để từ đó lựa chọn nòng cốt cho ĐTQG.
Trần Hà Phương
Đừng xem bóng đá như một môn thể thao đơn thuần, mà hãy coi nó như một ngành kinh doanh thực thụ. Quả thực lợi ích từ bóng đá không hề nhỏ. Nếu 10 năm sau VIệt Nam xuất khẩu cầu thủ bóng đá danh giá như châu Âu thì sẽ như thế nào? Muốn được như thế, chúng ta phải hoạch định chiến lược dài lâu.
Ít nhất mỗi quận huyện ở các tỉnh thành phải có 1 trường bóng đá , 1 sân bóng đá tiêu chuẩn. Nếu làm được điều này tôi tin chắc 10 năm nữa bóng đá Việt Nam sẽ bước sang trang mới. 99% tài năng đến từ khổ luyện chỉ có 1% là thiên bẩm. Thử hỏi không có chỗ khổ luyện thì đào đâu ra tài năng?
Huỳnh Hà Quốc Bửu
Tôi nghĩ Việt Nam thua ở mùa giải này, điểm mấu chốt là do chiến lượt của VFF còn quá nủa vời. Ở giải quốc nội thì cho nhập tịch các cầu thủ ngoại. Nhưng rồi lại cho 2-3 cầu thủ ngoại ra sân dẫn đến không còn chỗ đứng và cơ hội cho cầu thủ nội. Hầu hết các tiền đạo của các đội quốc nội đều là cầu thủ ngoại, vậy thì kiếm đâu ra chỗ đứng cho cầu thủ Việt. Dễ hiểu khi chất lượng của tiền đạo Việt Nam càng xuống cấp. Các vị trí khác cũng như vậy.
Mấy năm nay ta có thể trụ được là do lứa cầu thủ cũ khi chưa chịu sự tác động của việc nhập tịch cầu thủ ngoại nhập tịch nên chúng ta còn thành công với những cái tên như Minh Phương, Công vinh, Thanh Lương.
Ở thế hệ sau này thì họ đã không có chỗ đứng trong các CLB. Vị trí chắc chắn thuộc về các ngoại binh. Vậy thì kinh nghiệm ở đâu ra cho họ? Chỗ nào để cọ sát khi chỉ ngồi ghế dự bị?
Nguyễn Bảo Huy
Là người rất quan tâm về bóng đá nói chung và về đội tuyển Việt Nam nói riêng, tôi nhận thấy chỉ có một lý do duy nhất và có thể sẽ là mãi mãi về thất bại của đội tuyển Việt Nam: đó là cơ cấu và cách điều hành của liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Liên đoàn đã cơ cấu, đã giao cho HLV thì giao hẳn mọi quyết định cho họ về chuyên môn, đằng này đã giao rồi lại cứ muốn tham gia vào, ngay cả những việc chuyên môn như chọn cầu thủ. Nếu HLV mà không làm theo ý liên đoàn, sẽ lại nói là giữa HLV và liên đoàn không thống nhất, thế là lại thay HLV.
Như vậy là quản lý theo kiểu nói phải nghe, trong khi những "người nói" lại không có chuyên môn bằng "người nghe".
Bóng đá Việt Nam sẽ mãi mãi không tiến xa được cũng vì cách làm việc quá quan liêu.
Bất Bình
Tôi không tin rằng một đất nước hơn 86 triệu dân như Việt Nam, với sân cỏ dày đặc khắp nơi mà không tập hợp được một đội tuyển bóng đá quốc gia cho ra hồn. Trách nhiệm thuộc về VFF.
HùngK
Chia sẻ những bài viết của bạn về phát triển bóng đá Việt Nam tại đây.