1. Mua điều hòa càng to càng tốt
Nhiều người nghĩ mua điều hòa càng lớn, nhà sẽ càng mát nhanh, đỡ tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, điều hòa công suất lớn lại tiêu thụ lượng điện nhiều không cần thiết, nó cũng loại bỏ được rất ít hơi ẩm, theo greenhouse.
Vì thế, khi mua một chiếc điều hòa, bạn nên xác định nên mua loại nào, công suất bao nhiêu để phù hợp với diện tích nhà bạn.
2. Đặt cục nóng điều hòa không đúng vị trí
Ví trí đặt điều hòa tác động lớn đến hiệu quả của nó, bạn nên lắp ở nơi có ít ánh sáng mặt trời để máy không bị quá nóng, dễ hư hỏng. Vị trí lý tưởng nhất để lắp điều hòa là phía Bắc hoặc Đông nhà bạn.
3. Để điều hòa chạy 24/7
Trong những ngày nắng nóng, nhiều nhà thường để điều hòa 24/24, tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt. Nếu bạn đi ra ngoài lâu, nên tắt điều hòa để tiết kiêm điện năng. Bạn cũng nên để chế độ hẹn giờ, tắt vào ban đêm khi trời đã mát.
4. Không sử dụng quạt trần
Nhiều người nghĩ có điều hòa rồi không nên sử dụng thêm quạt trần vì sợ tốn điện. Tuy nhiên dùng quạt trần có tác dụng luân chuyển khí lạnh ra khắp phòng nhanh hơn, giúp điều hòa hoạt động hiệu quả. Nó giúp bạn tiết kiệm điện, giảm hao mòn các bộ phận máy điều hòa.
5. Bật, tắt điều hòa nhiều lần
Nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Tuy nhiên cách này lại tiêu tốn điện năng hơn do máy phải khởi động lại nhiều lần, khiến máy hỏng nhanh hơn.
6. Để nhiệt độ quá chênh lệch
Khi mới về nhà bạn thường để nhiệt độ rất thấp để làm lạnh nhanh, việc này khiến điều hòa phải hoạt động hết công suất trong một thời gian ngắn nên tiêu thụ một lượng điện rất lớn.
Việc nhiệt độ thay đổi quá nhanh khiến cơ thể bạn khó thích nghi, có thể dẫn tới các bệnh về đường hô hấp... Bạn cũng dễ bị sốc nhiệt khi nhiệt độ trong nhà và bên ngoài chênh nhau quá lớn.
Theo các chuyên gia, để làm mát phòng, không nên để nhiệt độ dưới 25 độ C.
7. Mở cửa sổ, cửa kính liên tục
Khi đang bật điều hòa, nếu bạn liên tục mở cửa ra vào khiến cho khí lạnh bị thoát ra ngoài nhanh chóng. Khi đó khí nóng tràn vào, điều hòa tiếp tục phải tốn điện năng để làm mát phòng, do đó rất tốn điện.
8. Không vệ sinh hoặc thay bộ lọc khí
Bộ lọc khí là bộ phận giúp loại bỏ bụi bẩn từ không khí vào nhà bạn. Qua thời gian, nó càng trở nên cồng kềnh với lớp bụi bẩn phủ kín, vì thế nó cần được làm sạch hoặc thay thế thường xuyên, để khiến máy chạy tốt, phả hơi lạnh tốt hơn.
Mộc Miên
Tại sao nên lắp quạt hút gió cho điều hòa | 10 cách khiến nhà mát rượi không cần điều hòa |