Điều 13 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định, tiền gửi tiết kiệm có thể được sử dụng để làm tài sản bảo đảm. Việc dùng sổ tiết kiệm để vay tiền được coi là hình thức cầm cố tài sản. Người sở hữu hoàn toàn có quyền sử dụng sổ tiết kiệm để cầm cố vay tiền.
Thế chấp sổ tiết kiệm là sử dụng sổ này để vay một nguồn vốn nhất định tại ngân hàng nhằm phục vụ mục đích: mua ô tô, mua nhà, kinh doanh, tiêu dùng,... Khi nhận thế chấp sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của người vay để tránh "tín dụng ma". Do đó, bạn cần có phương án sử dụng vốn vay cũng như phương án trả nợ phù hợp trước khi làm thủ tục cầm cố sổ tiết kiệm.
Ngoài ra, điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể đối tượng được phép nhận cầm cố, có nghĩa rằng, cá nhân, tổ chức khác cũng có quyền được nhận cầm cố sổ tiết kiệm như một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ vay tiền.
Câu 5: Vợ chồng tôi mở một sổ tiết kiệm. Anh không may bị tai nạn bất tỉnh cần tiền chữa trị. Tôi có thể rút tiền mà không có giấy ủy quyền của chồng?