Người làm từ thiện có quyền giữ bí mật về số tiền ủng hộ.
Xét về pháp lý, mối quan hệ giữa người làm từ thiện và người ủng hộ là quan hệ ủy quyền. Khoản 4 điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, bên được ủy quyền (người làm từ thiện) có thể giữ bí mật về thông tin, bao gồm cả số tiền từ thiện với những người không liên quan. Họ chỉ có nghĩa vụ công khai nếu người ủng hộ yêu cầu.
Ví dụ, anh A nhận tiền ủng hộ của chị B và cô C. Nếu chị B có yêu cầu, anh A chỉ phải công khai số tiền của chị này. Với khoản tiền ủng hộ của cô C, anh A không có nghĩa vụ phải công khai với chị B. Trừ khi tất cả người ủng hộ cùng lên tiếng thì anh A mới phải công khai toàn bộ.
Theo luật sư, cá nhân làm từ thiện kiểu tự phát có rất nhiều lỗ hổng bởi không ai có thể kiểm chứng chính xác số tiền ủng hộ là bao nhiêu, trừ khi cơ quan chức năng vào cuộc. Trong quá trình công an điều tra, nếu phát hiện gian dối về số tiền ủng hộ, người làm từ thiện sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Câu 3: Nếu không trao hết tiền ủng hộ, tôi có thể giữ lại để làm việc từ thiện khác?