Xe
Thứ năm, 6/7/2023, 11:30 (GMT+7)

Câu chuyện của Defender bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ II tại Anh, gắn liền với tên tuổi hãng xe thời điểm đó có tên Rover. Tầm nhìn phát triển dòng xe hạng sang thời điểm đó chưa phù hợp với những khó khăn thời hậu chiến tại châu Âu, nhưng là bối cảnh giúp nhà sáng lập Spencer Bernau Wilks và em trai ông, nhà thiết kế Maurice Wilks tạo ra một trong những di sản gắn liền với thương hiệu Land Rover đến tận ngày nay.

Từ những chiếc xe quân sự còn sót lại sau thế chiến, Maurice ấp ủ kế hoạch tận dụng để làm phương tiện phát triển nông nghiệp, điều cần thiết khi bước vào giai đoạn tái thiết đất nước. Maurice và Spencer sử dụng phần khung gầm, các tấm thân xe từ hợp kim nhôm – magiê bởi chúng nhẹ, bền hơn so với vật liệu truyền thống và phù hợp với động cơ lấy ra từ mẫu xe Rover P3. Điều này đã mở ra hướng đi đột phá, được Land Rover áp dụng đến ngày nay.

Series I.

Kết quả của quá trình trên là việc ra đời mẫu Land Rover Series I, sử dụng động cơ 1.6 và hộp số 4 cấp lấy từ Rover P3. Hệ khung gầm sử dụng thép hộp và thân xe bằng vật liệu nhôm. Sau này, mẫu xe nguyên bản trải qua những lần nâng cấp, có hộp số phụ hai cấp, hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, dùng động cơ 2.0 lớn hơn, trục cơ sở kéo dài, thêm phiên bản bán tải hoặc wagon, có khả năng chở đến 10 người...

Series I tạo tiếng vang tại Anh nhờ sự phù hợp, tính bền bỉ, có thể vận hành ở điều kiện đường khắc nghiệt và trơn trượt. Từ năm 1949, mẫu xe này được Quân đội Hoàng gia Anh (RAF) sử dụng như phương tiện quân sự hạng nhẹ. Cùng thời điểm này, Land Rover là phương tiện ưu tiên trong các lần di chuyển của gia đình Hoàng gia.

Series II.

Bước sang thế hệ thứ hai vào năm 1958, tiền thân của Defender có thêm phiên bản trục cơ sở kéo dài, phần ngoại thất cũng được hãng Anh chau chuốt hơn. Lần đầu hãng cung cấp hai tùy chọn động cơ xăng và diesel, trong đó khối động cơ 2,25 lít được sử dụng đến những năm 1980. Ở biến thể trục cơ sở dài 109 inch, hãng bố trí đến 10 chỗ ngồi, bổ sung bản cấu hình 12 chỗ, biến chiếc Land Rover trở thành dòng minibus.

Scorpion (1986).

Đến 1961, Land Rover ra mắt dòng xe Series IIA, xuất hiện trên nhiều bộ phim, chương trình truyền hình khắp thế giới như Born Free hay Africa Adventure. Đây là thời điểm Land Rover bước ra khỏi nước Anh, cung ứng sản phẩm đến những thị trường cần dòng xe 4x4 đích thực như Australia, Trung Đông và châu Phi... Một số biến thể đã xuất hiện trong quá trình sản xuất Series IIA.

Ban đầu, những mẫu xe đầu tiên có đèn chiếu sáng nằm trong lưới tản nhiệt giống bản Series I. Đến năm 1968, đèn chiếu sáng chuyển lên phía trước chắn bùn nhằm đáp ứng quy định tại Bắc Mỹ. Kiểu đèn pha "không lõm" tạo nên biệt danh "Bugee". Những mẫu xe này tiếp tục được sản xuất cho đến năm 1969, khi đèn pha lõm trên chắn bùn trở thành tiêu chuẩn.

Đến thế hệ thứ ba ra mắt năm 1971, xe được cải tiến với bộ đồng tốc cho cả bốn cấp hộp số, trục sau được gia cố nhằm tăng khả năng chịu tải lớn. Thế hệ này ghi dấu ấn việc Land Rover chú trọng hơn đến khoang nội thất, mang đến trải nghiệm sang trọng hơn cho những khách hàng có gu thẩm mỹ ngày càng cao.

Series III.

Cái tên phiên bản 90 (trục cơ sở 92,9 inch) và 110 (trục cơ sở 110 inch) ra đời từ năm 1983 với hệ thống treo sử dụng lò xo cuộn thay cho lá nhíp, nhằm tăng cường trải nghiệm lái và êm ái cho người ngồi. Thế hệ này lần đầu có tùy chọn động cơ V8 trứ danh. Hãng Anh vẫn duy trì sản xuất phiên bản trục cơ sở dài đến 127 inch, cấu hình 15 chỗ ngồi hoặc thùng trống, giúp người dùng có thể tùy biến theo mục đích sử dụng. Phiên bản này được hãng sản xuất trên dây chuyền riêng biệt.

Sau hơn 40 năm phát triển từ ý tưởng tận dụng những phế phẩm sau chiến tranh, tiền thân của Defender ngày càng tập trung hơn vào trải nghiệm lái thú vị, khi ra đời khái niệm cá nhân hóa, mang đến cho người dùng nhiều hơn lựa chọn về ngoại thất và nội thất. Hành trình trở thành di sản của dòng xe này trải qua từ nông trường thời hậu chiến, đến mẫu SUV chốn đô thị, thậm chí là "minh tinh" trên màn ảnh. Đây là tiền đề khiến Land Rover tạo ra cái tên Defender – khởi dậy khát vọng chinh phục địa hình hiểm trở của những tay lái ưa thử thách.

Defender 110.

Năm 1989, Land Rover ra mắt dòng xe Discovery và để tránh sự nhầm lẫn, những chiếc Land Rover 90, 110 và 127 chính thức được gọi với cái tên Defender. Bên cạnh tên gọi mới, chiếc xe cũng được nâng cấp với động cơ diesel tăng áp 200 TDI, bên cạnh tùy chọn động cơ xăng V8. Những sửa đổi về pháp lý khiến những chiếc xe cấu hình ghế ngồi kiểu đối mặt không được phép sản xuất, từ đó Defender chỉ còn 2 phiên bản 90 (4 chỗ) và 110 (7 chỗ) nhằm đảm bảo an toàn tối ưu.

Năm 2020, Land Rover thiết kế lại toàn bộ, khoác lên mình chiếc Defender hơi thở của thời đại mới. Mẫu xe sử dụng hệ khung gầm liền khối unibody, dựa trên nền tảng thân nhôm của những Range Rover, Range Rover Sport hay Discovery. Phiên bản mới sử dụng hệ thống treo đa liên kết cho cả trục trước và sau, hướng đến khả năng vận hành chính xác, thoải mái và êm ái hơn.

Dấu mốc chặng đường 75 năm phát triển Defender được Land Rover đánh dấu bằng phiên bản Defender 75th Limited Edition. Sau Thế chiến thứ hai, nhà máy Land Rover từng tận dụng màu sơn xanh lá của máy bay chiến đấu còn sót lại và cải tiến thành màu ngoại thất cho chiếc Defender thế hệ đầu tiên. Màu sơn xanh này được tái hiện trên bản kỷ niệm 75 năm, phối đồng màu trên bộ vành 20 inch, nắp chụp vành, bảng táp-lô nội thất. Biểu tượng 75 năm xuất hiện ở đuôi xe, tay nắm trước bảng táp-lô. Phần cản xe được phủ bạc cùng với kính tối màu.

Kỹ sư trưởng dòng xe Defender, Stuart Frith cho biết, phiên bản Defender 75th Limited Edition thể hiện tinh thần Above and Beyond của Land Rover trong suốt 75 năm qua. Màu sắc thân xe trên bản kỷ niệm gợi nhớ về quá khứ trong khi áp dụng những công nghệ hiện đại như mild-hybrid, khả năng cập nhật phần mềm trực tuyến và duy trì các chế độ vận hành vượt địa hình đặc trưng.

"Thông qua phiên bản Defender 75th Limited Edition, Land Rover gìn giữ những giá trị thuở đầu phát triển với màu sơn Grasmere Green huyền thoại, mang những ý tưởng đơn sơ, thuần túy nhất lên mẫu xe địa hình hạng sang", đại diện hãng nói.

Defender 75th Limited Edition trang bị động cơ tăng áp 3.0, tích hợp bộ mild-hybrid cho công suất 400 mã lực, sức kéo 550 Nm. Hộp số tự động 8 cấp, đi kèm hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Phiên bản giới hạn này là lựa chọn thứ 4 của Defender tại Việt Nam, bên cạnh bản 90, 110 và 130 ra mắt trước đó.

Tại Việt Nam, Land Rover Defender chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp, là dòng xe bán chạy thứ 2 của thương hiệu, sau Range Rover. Phiên bản giới hạn được phân phối chính hãng tại Việt Nam là dòng Defender 110 P400, giá bán 6,986 tỷ đồng, đã bao gồm VAT. Mức giá trên bao gồm gói dịch vụ bảo dưỡng 5 năm, bảo hành 3 năm hoặc 100.000 km tuỳ điều kiện nào đến trước.

Nội dung: Tuấn Vũ - Thiết kế: Thái Hưng - Ảnh: Phú Thái Mobility

Phú Thái Mobility Hà Nội:
Showroom: 166 Khuất Duy Tiến, P Nhân Chính, Q Thanh Xuân.
Studio: TTTM Tràng Tiền Plaza, 24 Hai Bà Trưng, Q Hoàn Kiếm.
Hotline: 098 121 1919.

Phú Thái Mobility TPHCM:
Showroom: TTTM Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, P Tân Phú, Q 7.
Hotline: 0862 015 068.

Thông tin chi tiết Land Rover Defender 75th Limited Edition tại đây.