Tạo ra lửa (1,4 triệu năm trước)
Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hóa của người hiện đại là tạo ra lửa. Trong khi những loài trước đó như Homo erectus tận dụng lửa do hỏa hoạn trong tự nhiên tạo ra, người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu tự tạo ra lửa. Con người sử dụng lửa để nấu ăn, sưởi ấm, và chiếu sáng. Tạo ra lửa là điểm khởi đầu cho tất cả các công nghệ khác của con người, dẫn đến việc rèn kim loại để sản xuất công cụ. Ảnh minh họa: Freedom Phoenix.
Tạo ra lửa (1,4 triệu năm trước)
Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hóa của người hiện đại là tạo ra lửa. Trong khi những loài trước đó như Homo erectus tận dụng lửa do hỏa hoạn trong tự nhiên tạo ra, người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu tự tạo ra lửa. Con người sử dụng lửa để nấu ăn, sưởi ấm, và chiếu sáng. Tạo ra lửa là điểm khởi đầu cho tất cả các công nghệ khác của con người, dẫn đến việc rèn kim loại để sản xuất công cụ. Ảnh minh họa: Freedom Phoenix.
Sử dụng cung tên (15.000 năm trước Công nguyên)
Ban đầu, cung tên được làm từ vật liệu dễ gãy. Cung tên lâu đời nhất mang tên Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên. Con người phát triển cung tên để săn bắn động vật. Cung tên có thể ra đời sau các vật phóng nguyên thủy như giáo và boomerang. Tuy nhiên, cung tên nhanh chóng được sử dụng cho mục đích quân sự. Theo National Geographic, vào năm 5.400 trước Công nguyên, cung tên là vũ khí chủ lực trong chiến tranh. Những pháo đài trên đỉnh đồi của Anh còn lại dấu tích của các cuộc tấn công phối hợp bắn cung. Ảnh minh họa: kotaku.
Sử dụng cung tên (15.000 năm trước Công nguyên)
Ban đầu, cung tên được làm từ vật liệu dễ gãy. Cung tên lâu đời nhất mang tên Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên. Con người phát triển cung tên để săn bắn động vật. Cung tên có thể ra đời sau các vật phóng nguyên thủy như giáo và boomerang. Tuy nhiên, cung tên nhanh chóng được sử dụng cho mục đích quân sự. Theo National Geographic, vào năm 5.400 trước Công nguyên, cung tên là vũ khí chủ lực trong chiến tranh. Những pháo đài trên đỉnh đồi của Anh còn lại dấu tích của các cuộc tấn công phối hợp bắn cung. Ảnh minh họa: kotaku.
Dùng bánh xe tròn (3.500 năm trước Công nguyên)
Bánh xe tròn được sử dụng rộng rãi từ năm 3.500 trước Công nguyên, dẫn đến thay đổi lớn trong khâu vận chuyển. Vào năm 2.000 năm trước Công nguyên, người Hittites, sinh sống ở khu vực nay là Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành dân tộc đầu tiên điều khiển xe ngựa, bao gồm một khung gầm gắn với các bánh xe để ngựa kéo, cho phép tiến hành cuộc chiến nhanh chóng và hiệu quả. Ảnh minh họa: Filfiction.
Dùng bánh xe tròn (3.500 năm trước Công nguyên)
Bánh xe tròn được sử dụng rộng rãi từ năm 3.500 trước Công nguyên, dẫn đến thay đổi lớn trong khâu vận chuyển. Vào năm 2.000 năm trước Công nguyên, người Hittites, sinh sống ở khu vực nay là Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành dân tộc đầu tiên điều khiển xe ngựa, bao gồm một khung gầm gắn với các bánh xe để ngựa kéo, cho phép tiến hành cuộc chiến nhanh chóng và hiệu quả. Ảnh minh họa: Filfiction.
Bắt đầu thời đồ sắt (1.200 năm trước Công nguyên)
Đồ sắt đầu tiên được người Hittites sản xuất hàng loạt vào năm 1.400 năm trước Công nguyên. Công nghệ chế tạo đồ sắt bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á đến châu Âu, châu Phi và toàn bộ châu Á từ sau năm 1.200 trước Công nguyên. Công cụ bằng sắt cho phép trồng trọt hiệu quả hơn. Vũ khí và áo giáp bằng sắt cũng thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép các nước có nhiều sắt mở rộng lãnh thổ dễ dàng hơn những quốc gia láng giềng. Ảnh minh họa: Global tech.
Bắt đầu thời đồ sắt (1.200 năm trước Công nguyên)
Đồ sắt đầu tiên được người Hittites sản xuất hàng loạt vào năm 1.400 năm trước Công nguyên. Công nghệ chế tạo đồ sắt bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á đến châu Âu, châu Phi và toàn bộ châu Á từ sau năm 1.200 trước Công nguyên. Công cụ bằng sắt cho phép trồng trọt hiệu quả hơn. Vũ khí và áo giáp bằng sắt cũng thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép các nước có nhiều sắt mở rộng lãnh thổ dễ dàng hơn những quốc gia láng giềng. Ảnh minh họa: Global tech.
Bùng nổ cách mạng công nghiệp (năm 1712)
Việc sử dụng sắt và thép kết hợp phát hiện ra các nguồn năng lượng mới thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, động cơ hơi nước do Thomas Newcomen tạo ra năm 1712 cho phép tăng năng suất lao động, vận chuyển và sản xuất, giúp nâng cao công tác hậu cần. Ảnh: Marketectsinc.
Bùng nổ cách mạng công nghiệp (năm 1712)
Việc sử dụng sắt và thép kết hợp phát hiện ra các nguồn năng lượng mới thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, động cơ hơi nước do Thomas Newcomen tạo ra năm 1712 cho phép tăng năng suất lao động, vận chuyển và sản xuất, giúp nâng cao công tác hậu cần. Ảnh: Marketectsinc.
Lái máy bay (năm 1903)
Dù chiếc máy bay của anh em nhà Wright chỉ bay được trong vòng 12 giây, đó là lần đầu tiên trong lịch sử một cỗ máy nặng hơn không khí có thể bay lượn trên không. Anh em nhà Wright hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đi vào phục vụ nhiệm vụ trinh sát trong Thế chiến I (1914-1918). Theo National Geographic, người Anh và Italy thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913. Ảnh: wright-brothers.org.
Lái máy bay (năm 1903)
Dù chiếc máy bay của anh em nhà Wright chỉ bay được trong vòng 12 giây, đó là lần đầu tiên trong lịch sử một cỗ máy nặng hơn không khí có thể bay lượn trên không. Anh em nhà Wright hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đi vào phục vụ nhiệm vụ trinh sát trong Thế chiến I (1914-1918). Theo National Geographic, người Anh và Italy thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913. Ảnh: wright-brothers.org.
Vũ khí hạt nhân (năm 1941)
Một tháng trước khi thế chiến II bùng nổ, nhà vật lý thiên tài người Đức Albert Einstein viết một bức thư dài hai trang tuyên bố Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức quốc xã. Trong bức thư năm 1939, Einstein cho biết phản ứng hạt nhân dây chuyền từ uranium có thể cho ra đời những quả bom nguyên tử với sức tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì sức tàn phá kinh khủng của nó mà ngày nay, nhiều nước tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và lên án mạnh mẽ việc phát triển loại vũ khí này. Ảnh: scmp.
Vũ khí hạt nhân (năm 1941)
Một tháng trước khi thế chiến II bùng nổ, nhà vật lý thiên tài người Đức Albert Einstein viết một bức thư dài hai trang tuyên bố Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức quốc xã. Trong bức thư năm 1939, Einstein cho biết phản ứng hạt nhân dây chuyền từ uranium có thể cho ra đời những quả bom nguyên tử với sức tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì sức tàn phá kinh khủng của nó mà ngày nay, nhiều nước tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và lên án mạnh mẽ việc phát triển loại vũ khí này. Ảnh: scmp.
Vân Du