Từ ngày 28/4 đến 5/5, chính quyền TP Huế tổ chức Festival nghề truyền thống Huế lần thứ chín với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy các sản phẩm tinh hoa nghề thủ công của Huế nói riêng và cả nước nói chung.
Từ ngày 28/4 đến 5/5, chính quyền TP Huế tổ chức Festival nghề truyền thống Huế lần thứ chín với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" nhằm khôi phục, gìn giữ và phát huy các sản phẩm tinh hoa nghề thủ công của Huế nói riêng và cả nước nói chung.
Không gian làng nghề được thiết kế với những nhà rường cổ kết hợp với mái nhà tranh tre gần gũi với người dân Việt Nam, mang đậm nét Huế. Ngoài trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc, các nghệ nhân nổi tiếng đã thao diễn kỹ thuật tinh xảo, quy trình sản xuất độc đáo để làm nên những sản phẩm tinh hoa.
Không gian làng nghề được thiết kế với những nhà rường cổ kết hợp với mái nhà tranh tre gần gũi với người dân Việt Nam, mang đậm nét Huế. Ngoài trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc, các nghệ nhân nổi tiếng đã thao diễn kỹ thuật tinh xảo, quy trình sản xuất độc đáo để làm nên những sản phẩm tinh hoa.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Mùi, 69 tuổi, ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, Thái Bình, cùng các các nghệ nhân đã trình diễn quy trình ươm tơ, dệt đũi. Đây là làng nghề truyền thống của huyện Kiến Xương, được hình thành và phát triển khoảng 400 năm.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Mùi, 69 tuổi, ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, Thái Bình, cùng các các nghệ nhân đã trình diễn quy trình ươm tơ, dệt đũi. Đây là làng nghề truyền thống của huyện Kiến Xương, được hình thành và phát triển khoảng 400 năm.
Nghệ nhân đến từ làng Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận trình diễn cách dệt thổ cẩm của người Chăm. Các sản phẩm của làng nghề được làm hoàn toàn thủ công, lưu giữ đời này sang đời khác bằng hình thức "mẹ truyền con nối".
Nghệ nhân đến từ làng Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận trình diễn cách dệt thổ cẩm của người Chăm. Các sản phẩm của làng nghề được làm hoàn toàn thủ công, lưu giữ đời này sang đời khác bằng hình thức "mẹ truyền con nối".
Không gian trưng bày của làng nghề làm trầm hương ở Thủy Xuân, TP Huế. Làng nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân có từ lâu đời dưới thời chúa Nguyễn.
Không gian trưng bày của làng nghề làm trầm hương ở Thủy Xuân, TP Huế. Làng nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân có từ lâu đời dưới thời chúa Nguyễn.
Làng nghề gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận cũng tham gia trưng bày tại Festival nghề. Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao. Đất được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó trộn với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát.
Làng nghề gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận cũng tham gia trưng bày tại Festival nghề. Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao. Đất được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó trộn với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát.
Lê Thị Duyên, 22 tuổi ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, trình diễn nghề dệt zèng. Những sản phẩm từ tấm zèng là lễ vật hoặc trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới.
Lê Thị Duyên, 22 tuổi ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, trình diễn nghề dệt zèng. Những sản phẩm từ tấm zèng là lễ vật hoặc trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới.
Làng ghề đẽo mỏ ở phường Thủy Xuân, TP Huế. Mỏ phục vụ cho các chùa ở xứ Huế.
Trẻ em thích thú với đồ chơi do các nghệ nhân đến từ làng nghề Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận sản xuất.
Trong tuần lễ Festival nghề truyền thống sẽ có các chương trình như quảng diễn đường phố, tinh hoa nghề bún, lễ tế tổ bách nghệ, triển lãm diều truyền thống, triển lãm gốm Nhật Bản.
Trẻ em thích thú với đồ chơi do các nghệ nhân đến từ làng nghề Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận sản xuất.
Trong tuần lễ Festival nghề truyền thống sẽ có các chương trình như quảng diễn đường phố, tinh hoa nghề bún, lễ tế tổ bách nghệ, triển lãm diều truyền thống, triển lãm gốm Nhật Bản.
Võ Thạnh