"Khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng" do Visa vừa công bố cho biết, mức độ thanh toán không dùng tiền mặt của người Việt Nam tăng trưởng đáng kể qua tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào cho biết, từ khi đại dịch bùng phát, thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng thay đổi đáng kể. Bên cạnh đó, phần lớn các thanh toán đều phục vụ cho chi tiêu gia đình. Để hỗ trợ người dùng trong bối cảnh thu nhập bị ảnh hưởng do Covid-19, các tổ chức tài chính ngân hàng cần đưa ra những giải pháp, sản phẩm mang tính kích cầu, vừa đáp ứng nhu cầu mua sắm an toàn vừa giúp người dùng chi tiêu hiệu quả cho bản thân và gia đình. Trong xu hướng này, gần đây nhất, Visa đã hợp tác cùng Ngân hàng Quốc tế (VIB) ra mắt dòng thẻ tín dụng Family Link, tối ưu hóa lợi ích người dùng với những tiện ích được xây dựng dựa trên các hoạt động thường ngày gắn kết gia đình.
Dưới đây là những chia sẻ cụ thể của bà Đặng Tuyết Dung về xu hướng thanh toán không tiền mặt, tỷ lệ chi tiêu cho các nhu cầu của gia đình Việt hiện nay.
- Thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng mạnh thời gian qua, bà đánh giá như thế nào về xu hướng này?
- Đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp, người tiêu dùng Việt Nam và toàn thế giới đối mặt với nhiều khó khăn. Hoạt động mua bán, thanh toán buộc phải thay đổi để thích ứng với các thói quen mới của người tiêu dùng. Người dùng hiện tại mong muốn có những trải nghiệm thanh toán an toàn, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Do đó, mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử trở nên phổ biến và thanh toán không tiền mặt trở thành một sự lựa chọn tối ưu.
Thế giới chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của chuyển đổi số trong giai đoạn dịch bệnh. Theo nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, gần 2/3 người tiêu dùng ở Đông Nam Á tức là khoảng 64% đã trải nghiệm không dùng tiền mặt, đặc biệt là người tiêu dùng ở Việt Nam (84%), Thái Lan (82%) và Philippines (79%). Thái độ đón nhận tích cực của người tiêu dùng đã thúc đẩy sự phát triển của phương thức thanh toán không tiếp xúc (63%) và thanh toán thẻ (46%), cũng như việc mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán số (41%) và gia tăng am hiểu của người tiêu dùng về tính an toàn của thanh toán điện tử (40%).
Tại Việt Nam, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt thể hiện qua tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR. Thanh toán thẻ không tiếp xúc được dùng nhiều nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng đã tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).
Các thói quen thanh toán qua các nền tảng số được hình thành kể từ dịch bệnh Covid-19 sẽ còn được duy trì và thúc đẩy trong thế giới hậu đại dịch. Những trải nghiệm thanh toán mới sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
- Tỷ lệ thanh toán qua thẻ của người Việt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay ra sao, thưa bà?
- Chứng kiến đợt bùng phát lần thứ tư của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, người tiêu dùng tiếp tục duy trì các thói quen thanh toán được hình thành dưới tác động của đại dịch kéo dài trước đây. Hơn hết, sự phát triển của công nghệ đã tái định hình thương mại và thanh toán với những sáng kiến hỗ trợ tối ưu cho trải nghiệm của người tiêu dùng.
Theo khảo sát của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng, thanh toán bằng thẻ được sử dụng nhiều nhất trong danh mục thanh toán thực phẩm và ăn uống với tỷ lệ người dùng tăng cường sử dụng hơn 60%. Trong đó, thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc chiếm ưu thế hơn với 89%, 31% người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc ít nhất một lần một tuần và 23% sử dụng phương thức này lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát.
- Theo bà, người Việt đang phân chia như thế nào cho các chi tiêu gia đình? Các kênh thanh toán chủ yếu là gì?
- Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người dân chi đến 93% chi tiêu hộ gia đình cho các sản phẩm thiết yếu. Đại dịch khiến họ buộc phải cân đối thu chi, cắt giảm các chi tiêu không quan trọng, tập trung vào các nhu cầu cơ bản, đầu tư giáo dục cho con cái và đặc biệt là chú trọng đến khoản chi cho y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cá nhân và gia đình. Việc cắt giảm ngân sách cho giải trí và du lịch cũng được giải thích là do tình trạng hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh bùng phát.
Trong giai đoạn giãn cách, các hoạt động giao dịch mua bán buộc phải có những sáng kiến mới để người dân "ở yên" nhưng vẫn có khả năng thanh toán cho các chi phí đời sống hàng ngày. Trong bối cảnh đó, ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR trở thành những hình thức thanh toán được ưa chuộng. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng các phương thức thanh toán mới mà không cần tiếp xúc trực tiếp, cụ thể là chạm để thanh toán. Xu hướng này được khẳng định khi thanh toán không tiếp xúc bằng di động dần trở nên phổ biến, với mức tăng cao nhất trong các giao dịch thuộc lĩnh vực sức khỏe và thể thao (55%). Bên cạnh đó, có đến 88% người được khảo sát biết đến thanh toán không tiếp xúc bằng di động và 45% hiện đang sử dụng phương thức này.
Các nền tảng trực tuyến, các phương thức thanh toán số dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng khi có khả năng đảm bảo an toàn, tránh rủi ro lây nhiễm dịch bệnh với những ưu thế bảo mật, tiện lợi và nhanh chóng.
- Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để quản lý chi tiêu hiệu quả cho từng cá nhân và mỗi gia đình, bà có đề xuất gì cho người dùng Việt?
- Thu nhập bình quân một người một tháng trên cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,23 triệu đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Để cân đối tài chính gia đình, các hộ phải lên kế hoạch hợp lý, phân chia các khoản chi cho phù hợp với thu nhập. Nếu thu nhập cao nhưng chi tiêu không có kế hoạch, không lường trước những khoản chi phát sinh bất ngờ, vẫn dễ rơi vào cảnh thiếu hụt, không đạt được mục tiêu tiết kiệm cho tương lai. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần nắm được các khoản thu, khoản chi.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình hiện đại còn tìm đến các sáng kiến mới như thẻ tín dụng- một phương pháp mua trước trả sau. Chủ thẻ nên lựa chọn các tính năng thẻ phù hợp nhất với mục tiêu chi tiêu của mình, khai thác tối đa các tiềm năng của thẻ tín dụng. Trước tiên, là tìm hiểu các điều khoản, chương trình ưu đãi, chi phí sử dụng thẻ. Chủ thẻ cũng cần theo dõi kỹ báo cáo tín dụng hàng tháng và kiểm tra hóa đơn thanh toán gia đình thường xuyên, cân đối những khoản chi bất hợp lý và thanh toán đúng hạn.
Đó cũng là một trong những lý do chúng tôi cùng VIB cho ra mắt thẻ tín dụng Family Link kết hợp nhiều giá trị chi tiêu - bảo vệ - tiết kiệm vượt trội cho các gia đình trẻ. Chúng tôi tin rằng đây không chỉ là giải pháp tài chính hiệu quả trong giai đoạn đặc biệt hiện nay mà còn giải pháp toàn diện cho gia đình hiện đại muốn thông qua chi tiêu hàng ngày mà vẫn có thể bảo vệ và tích lũy cho tương lai của con cái.
Một điểm nổi bật khác của dòng thẻ này, đó là nằm trong hệ sinh thái thẻ của VIB, VIB Family Link cũng được mở hoàn toàn trực tuyến và không cần chứng minh thu nhập. Khách hàng được cấp hạn mức và chi tiêu ngay bằng thẻ ảo chỉ sau 15-30 phút đăng ký qua mạng. Đây là một trong những tính năng vượt trội của dòng thẻ đồng hành cùng con mà Visa và VIB lần đầu kết hợp triển khai tại Việt Nam.
- Family Link là dòng thẻ đầu tiên đánh dấu quan hệ hợp tác chiến lược của Visa và VIB, bà kỳ vọng ra sao về sự kết hợp này?
- Phát triển dòng thẻ cho phân khúc gia đình là một trong những kế hoạch dài hạn của Visa và VIB. Việc phối hợp cùng VIB cho ra mắt dòng thẻ Family Link là minh chứng cho cam kết của các bên, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái thanh toán tại Việt Nam, mang lại những giải pháp thiết thực, an toàn, nhanh chóng và tiện lợi cho người tiêu dùng. Với những ưu đãi dành riêng cho gia đình, như các dịp kỷ niệm, ăn uống cuối tuần, quà tặng sinh nhật, giáo dục y tế của trẻ nhỏ, và kèm theo gói tiết kiệm và bảo hiểm cho gia đình... thẻ VIB Family Link giúp cho cha mẹ và trẻ nhỏ thêm vui vẻ khi tận hưởng những khoảnh khắc bên nhau.
Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu kiểm soát chi tiêu chặt chẽ của các gia đình trẻ dần tăng mạnh. Do đó, thẻ tín dụng gia đình là một giải pháp phù hợp cho nhóm khách hàng này, khi cho phép chủ thẻ theo dõi chi tiết các khoản chi, mục đích sử dụng, bên cạnh đó còn cho phép lập kế hoạch tài chính một cách nhanh chóng, tiện lợi. Ngoài ra, Visa sẽ liên tục kết hợp với đối tác mở ra các chương trình ưu đãi, giúp các gia đình tiết kiệm chi tiêu tốt hơn.
Hơp tác giữa Visa và VIB dựa trên mục tiêu chung là cung cấp các giải pháp thanh toán kỹ thuật số sáng tạo, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, nhằm thúc đẩy một tương lai không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Thông qua lần hợp tác này, VIB cùng Visa cam kết đồng hành với các bậc cha mẹ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, cung cấp thêm các giải pháp thông minh quản trị chi tiêu hiệu quả, và đặc biệt là hướng đến sự phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai Việt Nam.
An Nhiên