Ngày 5/7, thạc sĩ, bác sĩ Phạm Quang Khải, Khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu - Nam học, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân không điều trị, tình trạng viêm tái nhiễm có thể dẫn đến ung thư.
Người bệnh đã có 4 con, ly hôn sau đó tái hôn. Theo bác sĩ Khải, hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ, trường hợp người bệnh lớn tuổi rất ít gặp. Bệnh nhân may mắn vì tình trạng không quá nguy hiểm, bao quy đầu bị chít hẹp, khó xuất tinh nhưng vẫn có con.
Sau điều trị, sức khỏe bệnh nhân ổn định, có thể sinh hoạt bình thường.
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao quy đầu không thể kéo xuống được khiến các xác tế bào, chất cặn bã trong nước tiểu không thoát ra ngoài. Hẹp bao quy đầu thường gặp ở trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi), tỷ lệ hẹp da quy đầu ở trẻ sơ sinh là 96%. Dần dần, da quy đầu sẽ tự nong theo thời gian, đến 3 tuổi, tỷ lệ này giảm còn 10%.
Thông thường 80% trẻ 9-10 tuổi bao quy đầu sẽ tự tuột. Trường hợp bao quy đầu hẹp, cha mẹ cần đưa trẻ đi cắt bao quy đầu càng sớm càng tốt để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh nguy cơ ung thư dương vật.
Các chuyên gia cảnh báo nam giới có bất thường ở bao quy đầu, dương vật, nên đến viện khám và điều trị kịp thời. Tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn virus phát triển, lâu dần phát triển thành tế bào ung thư. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ ung thư nhưng do thiếu hiểu biết, ngần ngại, chỉ đến viện khi có dấu hiệu bất thường. Một số người đến muộn, bác sĩ phải cắt gần hết dương vật.
Thùy An