Kể từ ngày tôi bị phát hiện ung thư phổi đã di căn tháng 1/2014, cho đến nay cũng đã được gần 6 năm. Với tôi đó là một hành trình rất dài với đủ mọi cung bậc cảm xúc, mà có lẽ chỉ có những người đã cận kề cửa tử hay may mắn từ cõi chết trở về mới hiểu.
Tôi còn nhớ như in thời điểm Tết dương lịch năm 2014, đúng dịp cậu con trai út đi bộ đội được nghỉ về thăm nhà, cả gia đình đang sum họp quây quần vui vẻ, bỗng nhiên tôi thấy đau ngực phải dữ dội và lập tức được đưa vào Bệnh viện huyện khám trong sự lo lắng và linh cảm chẳng lành của vợ cùng các con. Đến chiều tối hôm đó, tôi bị suy hô hấp phải chuyển cấp cứu ở Bệnh viện K74 Trung ương, sau khi chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện tôi có một khối u ở thùy giữa phổi phải. Một tuần sau, nhận được kết quả sinh thiết, tôi hoảng sợ, hoang mang, cầm tờ kết quả trên tay mà không thể tin vào mắt mình. Tôi đã bị ung thư tốp tuyến nang thùy giữa ở lá phổi bên phải.
Như bao bệnh nhân khác, khi trấn tĩnh lại, tôi quyết định đi lên khám ở Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Quân Y 108 cho chắc chắn với hy vọng chẩn đoán trước đó là sai lầm dù vẫn biết rằng gần như không thể thay đổi khi kết quả đã quá rõ ràng nhưng trong lòng vẫn cầu mong một phép màu sẽ diễn ra. Không như mong đợi, mọi xét nghiệm đều cho thấy tôi đã bị ung thư thùy giữa phổi phải, di căn nhiều hạch nhỏ nằm trên trung thất.
Cho tới lúc này, tôi mới chấp nhận sự thật rằng căn bệnh ung thư thực sự đã gõ cửa gia đình tôi, một gia đình chuẩn hộ nghèo đang trong hoàn cảnh rất quá khó khăn. Đầu óc tôi quay cuồng, hoang mang, đã nói tới ung thư thì ai cũng biết nó là án tử, là một trong "tứ chứng nan y" không thể chữa khỏi nên cho dù vợ con có thuyết phục như thế nào tôi vẫn quyết định về nhà không điều trị.
Không lâu sau, tình trạng sức khỏe của tôi ngày một xấu đi, vợ tôi buồn bã, khóc ròng. Có nhiều đêm em nói với tôi trong nước mắt rằng: "Cho dù hoàn cảnh kinh tế gia đình mình khó khăn như thế nào, em và các con sẽ cố gắng hết sức, còn nước còn tát, kéo dài cuộc sống cho anh ngày nào tốt ngày đó". Thương vợ, thương con, tôi đã đến Bệnh viện K74 Trung ương để điều trị với phác đồ duy nhất có thể thực hiện được là truyền hóa chất vì khối u của tôi không thể phẫu thuật được. Các bác sĩ đã cảnh báo trước những tác dụng phụ mà hóa trị có thể gây ra cho người bệnh để tôi và gia đình chuẩn bị tâm lý đối phó, tôi đã chọn cách chủ động cạo trọc tóc để vợ con tôi và mọi người xung quanh không quá bất ngờ về việc thay đổi ngoại hình vì cơ thể sẽ tiều tụy và bị rụng tóc sau hóa trị.
Để sẵn sàng cho sự "ra đi" khi không thể chịu được tác dụng phụ của hóa trị, việc đầu tiên mà tôi nghĩ đến là làm công tác tư tưởng với mẹ già đã gần 90 tuổi của mình, sợ rằng "lá xanh rụng trước lá vàng" sẽ khiến bà cụ sốc. Tôi gọi điện thoại nhắn nhủ con trai cố gắng hoàn thành nghĩa vụ rồi về chăm sóc bà nội, chăm sóc mẹ vì bố không còn khả năng nữa. Không có gì có thể lột tả hết nỗi buồn lo và sự bất lực của tôi, một người đàn ông lẽ ra phải là trụ cột vững chắc của gia đình.
Bắt đầu bước vào đợt truyền hóa chất đầu tiên, mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng tôi cũng không ngờ cảm giác mệt mỏi, thường xuyên nôn, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa, tình trạng thiếu máu tụt hồng cầu và tăng men gan lại khủng khiếp đến thế. Cố gắng gượng cho đến đợt truyền thứ tư, tiều tụy và xanh xao, cân nặng từ 64 kg chỉ còn 49kg. Đau đớn, mệt mỏi, cảm giác sống không bằng chết, gia cảnh thì khó khăn, tôi quyết định buông xuôi để giải thoát cho mình và cũng là bớt gánh nặng cho gia đình.
Vợ tôi - một người phụ nữ thuần nông, gày gò, tần tảo, làm lụng sớm hôm, nhưng kể từ ngày tôi bị bệnh lại càng vất vả bội phần. Một mình em phải xoay sở với 6, 7 sào ruộng, chăn nuôi, chăm chồng, chăm mẹ già. Ban ngày, chắt chiu, cóp nhặt từng đồng lo tiền thuốc cho chồng, lo cái ăn cho cả nhà rồi tối đến lại về đấm bóp cho chồng. Tôi viết sẵn di chúc, chuẩn bị sẵn chỗ an táng "địa thiên thu" cho mình và van xin cho tôi được chết, chết để giải phóng khỏi bệnh tật, đau đớn, cho vợ đỡ vất vả. "Khi anh mất, em hãy bán hết đàn chim bồ câu lấy tiền lo đám cho anh, chỉ để lại con chim cu gáy làm kỷ niệm của anh thôi nhé" - tôi nói. Vợ tôi khóc nấc lên từng hồi và những ngày sau đó nhìn tôi đôi mắt lúc nào cũng rưng rưng.
Nhưng may mắn đã mỉm cười với tôi vào một buổi tối giữa trưa hè, cái nóng vẫn hầm hập trong căn nhà chật hẹp, nằm dán thân hình tiều tụy, suy sụp của mình trên chiếc võng, lơ đãng và vô thức xem chương trình thời sự 19h trên kênh VTV1, tôi bỗng chú ý khi thấy người dẫn chương trình nhắc đến Viện Hàn lâm công bố nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm mới rất ưu việt và hiệu quả giúp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị (mà sau này khi mua về tôi mới biết sản phẩm có tên là KSol GHV với hoạt chất là Phức hệ Nano Extra XFGC).
Không hiểu sao một người bệnh đang bất lực như tôi, lúc ấy bỗng nhiên trong lòng lại nhen nhóm lên một niềm hy vọng, mừng vô cùng vì ý nghĩ biết đâu đây chính là giải pháp cho căn bệnh của mình. Nhưng ôi lại mất ngủ cả đêm bởi vì lo khi mà chỉ kịp nhìn thoáng qua, tivi thì không thể tua xem phát lại được, nên không biết tìm mua ở đâu để dùng bây giờ. Sáng sớm hôm sau, tôi quyết định gọi điện thoại ngay cho con rể đang làm thuê cho một quán cà phê tại Hà Nội kể lại và bảo con cố gắng tìm mua giúp bố. Chỉ một ngày sau tôi đã nhận được sản phẩm KSol GHV do con rể tôi trực tiếp mang về.
Tôi bắt đầu sử dụng KSol ngay hôm đó, chỉ một tuần sau đã thấy thay đổi, không còn bị nôn, cảm giác buồn nôn cũng không hề xuất hiện, tư tưởng buông xuôi cũng theo đó biến mất. Hết 2 tuần, cơ thể bắt đầu hồi phục, ăn tốt, ngủ tốt. Quay lại bệnh viện tiếp tục với phác đồ hóa chất, kết hợp dùng KSol mỗi ngày, tôi không còn bị mệt mỏi, đau đớn và khó chịu như những lần trước, tóc cũng bắt đầu mọc lại. Vài tháng sau, cân nặng đã quay trở lại mốc 64kg như hồi còn khỏe mạnh, cảm giác cơ thể không còn bệnh nữa, hàng xóm và người thân nhìn thấy tôi không ai nghĩ rằng tôi đã từng trải qua giai đoạn chật vật vì căn bệnh ung thư phổi đã di căn tưởng chừng chỉ biết về nhà để chờ chết. Không có gì tả hết được sự vui mừng của vợ con và gia đình tôi, vợ tôi bảo: "Em không mong gì hơn, chỉ cần anh khỏe, còn sức khỏe là còn tất cả".
Kể từ ngày xuất hiện lần đầu tiên trên phóng sự truyền hình nhân dịp kỷ niệm ngày Phòng chống ung thư Thế giới (4/2/2018), cho đến nay đã được gần 2 năm, trong khoảng thời gian ấy tôi đã có cơ hội chia sẻ với hàng ngàn bệnh nhân ung thư trên cả nước. Cho dù cung bậc buồn vui rất nhiều trong từng câu chuyện hoàn cảnh của mỗi gia đình nhưng trên hết tôi thấy mình sống hữu ích vì ít nhất cũng là một minh chứng sống để truyền lửa niềm tin được cho nhiều người.
Khỏe lại, thấu hiểu những nỗi đau, sự hoang mang, lo lắng, nỗi vất vả, khó khăn cũng như sự loay hoay kiếm tìm giải pháp của những người đồng bệnh, tôi thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm để chiến đấu với bệnh tật trên Facebook của mình và không phải chỉ là những đợt truyền hóa chất, mà tôi vẫn thường xuyên có mặt ở Bệnh viện K74 Trung ương cùng các bác sĩ đi động viên các bệnh nhân ung thư khác. Khi nghe bác sĩ giới thiệu tôi là bệnh nhân ung thư phổi vẫn sống khỏe nhiều năm nay thì rất nhiều người nghi ngờ, cho đến khi tôi cho xem bệnh án của mình thì mọi người mới tin.
Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, những ai có theo dõi trên các kênh phóng sự truyền hình ghi nhận sự thành công, chiến thắng bệnh tật của bệnh nhân ung thư chắc hẳn đã biết đến trường hợp ông Vũ Huy Chương ở Ninh Bình (bệnh nhân ung thư tuyến yên di căn xương), chị Nguyễn Thị Soi ở TP. Hồ Chí Minh (bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn), bố mẹ của bác sỹ Trần Công Đạt ở Hà Tĩnh (bệnh nhân ung thư phổi và ung thư vú), họ chỉ cũng đã thành công sau khi được tôi chia sẻ những kinh nghiệm của mình.
Bằng kinh nghiệm của mình, tôi thấy tiếc vì từng mắc nhiều sai lầm làm đánh mất đi cơ hội sống của người bệnh như ăn kiêng và dinh dưỡng không đúng, không đủ chất, không đi điều trị bệnh viện mà dùng những sản phẩm không có bằng chứng khoa học, vừa không đảm bảo hiệu quả và mất an toàn, vô tình đánh mất đi giai đoạn vàng để can thiệp, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tôi vui vì khi chia sẻ bằng kinh nghiệm thật, bằng chứng thật của mình thì rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đã tránh được những sai lầm đó, tiếp được thêm nghị lực, truyền lửa niềm tin rằng ung thư không phải là án tử như mọi người vẫn nghĩ. Tôi mừng vì giải pháp của mình cũng đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân tưởng chừng đã cận kề với cái chết mà vẫn còn đang sống khỏe như tôi và đánh thức được khát khao sống, sự trân quý cuộc sống bên cạnh những người thân yêu, gia đình của các bệnh nhân ung thư khác.
Với tôi, sống khỏe được đến hôm nay cũng là một thành công ngoài sức tưởng tượng của chính bản thân tôi, gia đình và các bác sỹ trực tiếp điều trị cho tôi. Tôi luôn tâm niệm rằng mình không thể quay lưng với khoa học, phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tăng cường luyện tập và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ GHV KSOL trong suốt những năm tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi di căn. Tôi luôn sẵn lòng chia sẻ câu chuyện của mình bằng tất cả niềm tin và cái tâm với những bệnh nhân ung thư, mong rằng tôi có thể góp phần mang lại những điều tốt nhất cho những người đồng cảnh ngộ.
Trần Xuân Chín