Hơi thở có mùi là khái niệm dùng để chỉ mùi hôi của không khí thở ra qua miệng. Đối với hơi thở hôi sinh lý với biểu hiện: hôi miệng khi mới ngủ dậy, khi bụng đói, khi khô miệng hoặc ra mồ hôi nhiều, khi stress…, bạn không cần quá lo lắng. Vì đó chỉ là mùi hôi do các yếu tố sinh lý.
Ví dụ, mỗi sáng thức dậy, nhiều người thấy miệng có mùi hôi, đó là chuyện bình thường. Lý do là khi ngủ, nước bọt tiết ra ít, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi. Theo đó, chỉ cần bạn đánh răng, ăn sáng thì mùi hôi sẽ tự hết. Ngoài ra, việc ăn một số thực phẩm như hành, tỏi, trứng... cũng sẽ khiến miệng bị hôi nhưng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, dị ứng, cao huyết áp...
Còn nếu không may bị hơi thở hôi bệnh lý, người bệnh cần quan tâm để tìm nguyên nhân chính xác để có cách khắc phục triệt để. Thông thường, lý do dễ gặp nhất là vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các thức ăn còn sót lại trong khoang miệng nếu không vệ sinh kỹ sẽ tạo thành mảng bám. Lâu ngày, chúng đóng thành cao răng và gây ra các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu… khiến miệng bị hôi. Lớp phủ bên ngoài lưỡi cũng thường là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây mùi hôi. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, hẹp môn vị, hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng có nguy cơ tạo mùi hôi từ miệng.
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia răng miệng từ Tập đoàn hàng tiêu dùng Nhật Bản - Lion mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày để hạn chế hơi thở có mùi:
1. Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trước hết, người dân nên đánh răng 3 lần mỗi ngày sau bữa sáng, trưa và trước khi đi ngủ để chải sạch mảng bám - nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây hôi miệng. Tuy nhiên, bạn không nên chải răng quá mạnh làm trầy xướu nướu, làm răng bị tổn thương dẫn đến sâu răng.
Theo các chuyên gia Lion, chải răng đúng cách là chải đầy đủ các mặt: trước, sau, mặt nhai của răng, chú ý chải kỹ viền nướu là nơi tích tụ nhiều mảng bám "cứng đầu". Chọn bàn chải cũng là vấn đề cần quan tâm. Một trong những loại bàn chải "đánh bật" hiệu quả các mảng bám nhưng vẫn bảo vệ răng và nướu là Systema của Lion. Đầu lông bàn chải này được làm bằng chất liệu PBT, chỉ mỏng 0,02mm (sáng chế tại Nhật Bản) nhưng vẫn đảm bảo độ bền và độ dẻo, chải mảng bám ở khu vực viền lợi sạch hơn 9 lần so với bàn chải đánh răng thông thường.
2. Chọn kem đánh răng có hàm lượng Fluoride cao
Kem đánh răng có gấp đôi lượng Fluoride giúp hạn chế việc hình thành mảng bám từ thức ăn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh răng miệng, nhờ đó răng sẽ chắc khỏe hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc loại kem đánh răng có bổ sung chất làm trắng canxi cacbonat để răng trắng sạch hơn. Một gợi ý là dòng sản phẩm kem đánh răng Fresh and White của Lion với canxi và gấp đôi Fluoride, giúp ngừa sâu răng hiệu quả, duy trì men răng. Điều đó cộng với chất làm trắng răng whitemax giúp răng trắng sạch. Sản phẩm này còn được bổ sung hương bạc hà nên đem lại hơi thở thơm mát cho người dùng.
3. Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng thường xuyên
Điều này giúp làm sạch thức ăn giắt trong kẽ răng. Đối với lưỡi, bạn nên dùng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch một cách triệt để. Theo tư vấn của chuyên gia Lion, cách làm sạch lưỡi như sau: cạo lưỡi nhẹ nhàng từ trước ra sau khoảng 3 lần để làm sạch mảng bám. Đồng thời, bạn nên dùng nước súc miệng mỗi ngày để hạn chế hơi thở có mùi. Răng miệng sạch là điều kiện để vi khuẩn không còn nơi trú ngụ, từ đó làm giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu gây hôi miệng.
4. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Bên cạnh việc tự chăm sóc sức khỏe răng miệng, người dân cần đến bác sĩ nha khoa để thăm khám định kỳ, ít nhất là 2 lần mỗi năm. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh răng miệng và chủ động phòng tránh.
5. Uống nhiều nước
Một mẹo nhỏ nữa giúp hạn chế hơi thở có mùi là uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng và kích thích các tuyến nước bọt. Bởi thực tế, khi nước bọt tiết ra thấp hơn mức bình thường trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ sinh sôi, các mảng bám trên răng phát triển, dẫn tới viêm lợi, hôi miệng.
6. Bỏ thuốc lá và sinh hoạt khoa học
Chất ni-cô-tin trong thuốc lá cũng làm hạn chế khả năng tiết nước bọt. Hút thuốc lá nhiều còn làm các gai lưỡi phát triển quá mức, tạo nhiều nếp gấp giúp vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Vì vậy, muốn đẩy lùi tình trạng hôi miệng, bạn cần ngừng sử dụng cả thuốc lá hút lẫn thuốc lá nhai.
Muốn bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên chọn những thực phẩm tốt trong bữa ăn hằng ngày, nhai kỹ và cẩn thận khi ăn. Theo các chuyên gia, người dân nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có lượng cacbonhydrate cao, thay vào đó là cần ăn uống đúng giờ, ăn các thực phẩm giàu protein, vitamin… để tăng cường khả năng ngừa bệnh răng miệng. Bí quyết cuối cùng nhưng cũng không kém quan trọng là cố gắng giữ thói quen sống lành mạnh và thái độ sống lạc quan, tích cực, giảm stress, căng thẳng để vi khuẩn gây hôi miệng không có cơ hội sinh sôi.
Ngọc Bích