Tôi hoàn toàn ủng hộ Luật phòng chống tác hại rượu bia và nghị định 100. Các lý do mà nhiều người phản đối có thể giải thích như sau:
1. Khi ăn trái cây hay dùng thực phẩm có cồn thì chỉ việc yêu cầu cảnh sát thực hiện thổi lại là xong, vì những thứ này là chỉ tăng độ cồn ngắn hạn, và cảnh sát có đủ trình độ để biết ai uống rượu bia hay không, và bạn có quyền khởi kiện nếu bị oan.
2. Luật này không mới, đã có cách đây 2, 3 năm, giờ chỉ áp dụng thêm cho xe máy, xe thô sơ, và tăng hình phạt. Trong mấy năm nay đã có trường hợp nào ăn hoa quả mà bị phạt chưa?
3. Mục đích của việc phạt nồng độ cồn khi vượt qua con số 0 là để đánh vào tâm lý của mọi người, để họ biết sợ mà không vi phạm. Đã uống rượu bia thì không lái xe. Nếu cố định ở một mức nào đó lớn hơn 0 thì các ông bảo chỉ uống 1,2 ly vẫn tỉnh táo... mà các bợm nhậu có ai nhận mình say đâu? Nhiều người uống một ly vẫn say như thường.
>> Nhậu kiểu 'bắt cạn, bắt tay, bắt bẻ'
4. Việc nhậu buổi tối, hôm sau còn nồng độ cồn, càng không được lái xe, có gì đảm bảo rằng bạn đủ tỉnh táo để không gây tai nạn cho mình và người khác? Tại sao không gọi xe hoặc bớt nhậu lại?
5. Kinh tế giảm vì các quán nhậu ế, đóng cửa, các dịch vụ ăn theo giảm... không có việc gì phải lo, sẽ có các dịch vụ lành mạnh thay thế, nhiều nước họ không nhậu mà vẫn giàu.
6. Hình phạt nặng quá, người nghèo không có tiền đóng phạt, nếu đã nghèo thì nên bớt ăn nhậu lại mà lo làm kiếm ăn, vì càng nhậu thì càng nghèo thôi, cứ thử một lần nằm viện rồi sẽ thấy.
Ở các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Singapore... bạn có thể đi tù nếu lái xe khi uống rượu bia, ở Việt Nam hiện tại chỉ mới có phạt tiền thôi là còn nhẹ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.