Về thời gian Nguyễn Trãi yết kiến Bình Định Vương Lê Lợi, tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hiện các tài liệu chưa thống nhất. Có tài liệu ghi Nguyễn Trãi có mặt từ hội thề Lũng Nhai vào năm 1416, có tài liệu lại ghi ông tham gia từ năm 1418 hay năm 1420.
Mặc dù thời gian tham gia nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi không rõ ràng, nhưng tất cả tài liệu đều thống nhất sau khi gặp Lê Lợi ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã đưa bản Bình Ngô sách và được Lê Lợi hoan nghênh. Sử gia Trần Huy Liệu nhận xét “Đó là một công trình nghiên cứu lâu năm của Nguyễn Trãi trước khi bắt tay vào công việc cứu quốc”.
Bình Ngô sách nay không còn, nhưng theo Ngô Thế Vinh đời vua Tự Đức thì trong bài sách đó, Nguyễn Trãi đã không nói đến việc đánh thành mà chỉ chú trọng đánh vào lòng người, kháng chiến dựa vào nhân dân.
Phương châm đánh vào lòng người của Nguyễn Trãi đã được thực hiện triệt để trong bước đầu xây dựng lực lượng nghĩa quân cũng như trong toàn bộ quá trình phát triển và đã đem lại kết quả rực rỡ. Theo đánh giá của sử gia Trần Huy Liệu, ở một khía cạnh khác, phương châm này của Nguyễn Trãi đã vạch ra nguyên nhân thất bại của những cuộc khởi nghĩa trước đó.
Việc đưa ra phương châm này cho thấy Nguyễn Trãi đã có cái nhìn bao quát cả một thời đại. Ông không những căm thù chính sách tàn bạo của quân xâm lược nhà Minh mà còn thấy rõ cả những thối nát của phong kiến quý tộc trong nước. Nhà Trần, nhà Hồ bị mất nước chính vì đã bị mất lòng dân.
Câu 3: Nhiệm vụ của Nguyễn Trãi khi tham gia nghĩa quân Lam Sơn là gì?
a. Bày mưu tính kế đánh đuổi quân xâm lược