Vô tình vướng vào vụ án Lệ Chi Viên và bị khép vào tội âm mưu giết vua, Nguyễn Trãi cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ và dòng họ ba đời phải chết. Sự kiện này diễn ra vào tháng 8/1442.
Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước Tán Trù Bá, ban cho con trai ông là Nguyễn Anh Vũ chức huyện quan. Sau đó, vua còn ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Nhờ đó, một phần quan trọng các di sản văn hóa của Nguyễn Trãi còn tồn tại đến ngày nay.
Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, và trải rộng ở nhiều lĩnh vực như văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi…
Ngoài Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác. Ở thể văn chính luận, nổi tiếng nhất phải kể đến Quân trung từ mệnh tập. Đây là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Ở lĩnh vực lịch sử, Nguyễn Trãi là người soạn bài Vĩnh Lăng thần đạo bi - bài văn bia ở Vĩnh Lăng, lăng của vua Lê Thái Tổ để kể lại thân thế và sự nghiệp của vua. Ở lĩnh vực địa lý, ông là tác giả bộ Dư địa chí, bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam.
Đặc biệt ở lĩnh vực thơ phú, Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm như Ức Trai thi tập (tập thơ bằng chữ Hán, gồm 105 bài thơ), Quốc âm thi tập (tập thơ bằng chữ Nôm, gồm 254 bài thơ), Chí Linh sơn phú (bài phú bằng chữ Hán), Băng Hồ di sự lục (thiên tản văn bằng chữ Hán)…
Câu 6: Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào dịp kỷ niệm bao nhiêu năm ngày sinh của ông?