Lập kế hoạch là chìa khóa để đầu tư thành công, từ đó tạo ra những nguồn thu nhập thụ động giá trị. Một kế hoạch tỉ mỉ sẽ giúp bạn tìm được các khoản đầu tư phù hợp với khung thời gian đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro, từ đó đạt được mục tiêu tài chính sớm hơn.
eBox chuyên đề "Làm thế nào để có thu nhập thụ động" diễn ra trong 3 ngày từ 28 đến 30/10, đăng ký ngay từ hôm nay tại đây. Chuyên đề tập trung chia sẻ kinh nghiệm từ những diễn giả hàng đầu về việc bỏ tiền vào các kênh đầu tư nào, quản trị dòng tiền ra sao để có nguồn thu nhập thụ động đáng kể, bên cạnh thu nhập chính. Sự kiện gồm các video công chiếu và livestream để người tham gia tương tác trực tiếp cùng diễn giả. Sau khi chương trình kết thúc, độc giả vẫn có thể xem lại tới 30/11. |
Xem xét tài chính cá nhân
Trước khi đầu tư, mỗi ngừoi xem xét tình hình tài chính của bản thân. Theo đó, bạn có thể viết ra những khoản nợ của mình, những tài sản sản đang sở hữu. Tài sản ở đây gồm tiết kiệm, nhà, hay các khoản đầu tư khác. Hoạt động này giúp bạn biết mình có thể đầu tư vào khoản nào, đồng thời cho thấy cách đa dạng hóa các khoản đầu tư.
Tiếp theo, bạn cần liệt kê thu nhập và chi phí của bản thân. Nhờ đó, bạn sẽ theo dõi được dòng tiền thu- chi để cân bằng chúng.
Đặt mục tiêu tài chính
Mỗi người có thể có nhiều mục tiêu tài chính. Đối với mỗi mục tiêu, hãy xem xét thời gian để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, chia mục tiêu của bạn thành các giai đoạn như ngắn hạn (2 năm); trung hạn (3-5 năm) và dài hạn (từ 5 năm).
Đặt và xác định các mục tiêu tài chính giúp bạn chọn được khoản đầu tư phù hợp để đạt được từng mục tiêu.
Hiểu rủi ro đầu tư
Rủi ro đầu tư là khả năng bạn sẽ mất một số hoặc tất cả số tiền đã đầu tư. Điều này có thể là do khoản đầu tư của bạn giảm giá trị hoặc không hoạt động như mong đợi. Tất cả các tài sản đều mang rủi ro đầu tư. Những rủi ro có thể ảnh hưởng đến giá trị các khoản đầu tư gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro ngành, rủi ro tín dụng, rủi ro lạm phát, rủi ro về thời gian...
Theo nguyên tắc chung, lợi tức đầu tư kỳ vọng càng cao thì rủi ro của khoản đầu tư càng cao và ngược lại. Rủi ro thấp hơn có nghĩa là lợi nhuận ổn định hơn và khả năng bạn bị mất tiền thấp hơn. Ví dụ, trái phiếu chính phủ là một khoản đầu tư rủi ro thấp. Cổ phiếu là một khoản đầu tư rủi ro cao hơn. Giá của một cổ phiếu có thể lên xuống rất nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
Khả năng chấp nhận rủi ro phụ thuộc vào cách bạn đối phó với sự sụt giảm giá trị khoản đầu tư. Tuổi tác, khả năng phục hồi sau tổn thất tài chính, mục tiêu tài chính và sức khỏe là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư là khác nhau. Điều quan trọng là phải hiểu khả năng chấp nhận rủi ro của bạn và tìm các khoản đầu tư phù hợp.
Nghiên cứu các lựa chọn đầu tư
Để tìm được các khoản đầu tư phù hợp, bạn cần đặt ra những câu hỏi như sau:
Lợi tức - lợi tức đầu tư kỳ vọng là bao nhiêu, đến từ thu nhập hay tăng trưởng vốn?
Khung thời gian - bạn cần đầu tư trong bao lâu để thu được lợi nhuận như mong đợi?
Rủi ro - khoản đầu tư bao gồm những loại rủi ro nào? Bạn có thoải mái để chấp nhận những rủi ro này không?
Tiếp cận tiền mặt (tính thanh khoản) - mất bao lâu để bán khoản đầu tư và lấy tiền của bạn ra?
Chi phí mua và bán - chi phí mua và bán khoản đầu tư là bao nhiêu?
Thuế - bạn sẽ phải trả bao nhiêu thuế đối với thu nhập (thu nhập và lãi vốn) từ khoản đầu tư?
Xây dựng danh mục đầu tư
Cách bạn cấu trúc danh mục đầu tư sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tài chính, khung thời gian đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro.
Đối với các mục tiêu ngắn hạn, các lựa chọn đầu tư có rủi ro thấp hơn sẽ tốt hơn. Xem xét các khoản đầu tư như tài khoản tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hoặc trái phiếu chính phủ. Những khoản đầu tư này có rủi ro thấp hơn vì chúng ít có khả năng giảm giá trị hơn và bạn có thể truy cập tiền của mình.
Đối với các mục tiêu dài hạn, các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn như cổ phiếu và tài sản có thể tốt hơn. Những khoản đầu tư này có rủi ro cao hơn nhưng bạn đang đầu tư dài hạn, vì vậy bạn có thể loại bỏ bất kỳ sự sụt giảm giá trị ngắn hạn nào.
Điều quan trọng là đảm bảo bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư trên các loại tài sản khác nhau. Điều này giúp bạn tránh bị mất quá nhiều nếu giá trị của một khoản đầu tư giảm xuống. Bạn cũng có thể tìm đến một cố vấn tài chính giúp xác định khả năng chấp nhận rủi ro, đặt mục tiêu và lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp.
Giám sát các khoản đầu tư
Khi đã đầu tư, bạn cần phải xem xét các khoản đầu tư thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động như mong đợi. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra xem bản thân có đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính của mình hay không.
Hoàng Lâm (theo Moneysmart)