Từ 6 tháng tuổi, bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Ngoài việc lựa chọn phương pháp dinh dưỡng phù hợp với cá tính của bé và điều kiện gia đình, để đảm bảo dưỡng chất được cân bằng và hợp lý, mẹ cần tuân theo 5 nguyên tắc vàng dưới đây.
Duy trì sữa mẹ
Cần tiếp tục cho bé bú mẹ thường xuyên vì sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA quan trọng nhất của bé. Nếu không bú mẹ, bé sẽ không được cung cấp đủ hàm lượng DHA cần thiết. Vì vậy, mẹ cần bổ sung dưỡng chất này cho bé từ các thực phẩm giàu DHA khác. Đây là giai đoạn trí não bé phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh nên DHA - dưỡng chất cho trí não rất quan trọng đối với bé.

Ưu tiên rau củ quả
Rau củ và hoa quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho bé. Mẹ nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm của bé. Đối với rau củ, mẹ có thể băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn để nấu lẫn vào cháo, bột và nên cho vào thời điểm cháo đã chín, đun thêm một lúc vừa đủ để đảm bảo giữ được các vitamin trong rau củ.
Đối với trái cây, mẹ cần rửa sạch cẩn thận, gọt vỏ kỹ càng, bỏ hạt, cắt nhỏ hoặc xay thành sinh tố tùy theo khả năng nhai nuốt của bé. Khi chọn trái cây, mẹ nên cẩn trọng với các loại thuốc bảo quản có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và trí não của bé.
Tránh ăn quá nhiều đạm
Dù đã sẵn sàng để ăn dặm nhưng hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị rối loạn nếu dung nạp quá nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm. Ăn quá nhiều đạm khiến trẻ khó tiêu hóa dẫn đến chán ăn, táo bón và làm suy giảm chức năng gan, thận của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng khó hấp thu các loại vitamin, gây chán ăn, dễ sút cân và đi ngoài phân sống. Trẻ một tuổi chỉ cần từ 25 đến 30 gram protein một ngày là đủ, đạm có trong thịt, trứng, sữa… các thực phẩm ăn dặm của bé. Mẹ cần cân đối các nguồn thực phẩm này để đảm bảo cung cấp lượng đảm vừa đủ theo nhu cầu của bé.

Bổ sung dầu và mỡ
Thực đơn ăn dặm của bé rất cần bổ sung dầu và mỡ vì chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ (60% não người là các axit béo không no), đặc biệt là quá trình myelin hóa. Myelin hóa là quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh, liên quan tới sự trưởng thành của hệ thần kinh.
Trong những năm đầu đời, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì hệ thần kinh phát triển tốt vì trong sữa mẹ chứa nhiều lipid, năng lượng do lipid cung cấp chiếm 50% tổng năng lượng của sữa. Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan các vitamin như A, D, K, E trong thức ăn của bé.
Hạn chế đường khi ăn dặm
Các loại đường đã qua tinh chế sẽ loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có như vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất xúc tác... đặc biệt là vitamin B trong cơ thể, làm cho tóc, xương, máu và răng thiếu canxi khiến bé bị còi xương, chậm lớn. Ngoài ra đường cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé vì nó lên men trong dạ dày và làm ngưng sự tiết dịch vị, làm ức chế sự tiêu hóa của dạ dày khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Cần hạn chế việc bổ sung đường vào các món ăn dặm của bé, nên ưu tiên đường tự nhiên có trong hoa quả, tinh bột để bổ sung cho bé.

Trong khi đó, từ 6 đến 12 tháng tuổi, não trẻ phát triển nhanh, đạt 75% trọng lượng não người lớn khi trẻ được một tuổi và 80% khi 2 tuổi. Việc bổ sung đủ và đúng hàm lượng DHA (17mg trên100 kcal) và ARA (34mg trên 100 kcal) theo khuyến nghị của WHO và FAO vẫn nên là ưu tiên hàng đầu của mẹ để phát huy sức mạnh trí não cho con. EnfaGrow A+ là sản phẩm dinh dưỡng có thể đáp ứng các tiêu chí này. Việc cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho trí não với hàm lượng khuyến nghị vào đúng thời kỳ phát triển này không chỉ giúp trẻ lớn về thể chất mà còn tác động đến sự phát triển cấu trúc não bộ cũng như hoàn thiện các chức năng trí tuệ.
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung đa dạng hóa các dưỡng chất cung cấp cho con như choline, axit folic, đạm, canxi, sắt, i-ốt, và các vitamin thiết yếu có trong sữa và các bữa ăn dặm của bé.
Diệp Trương