Sự thiếu hụt và gián đoạn chuỗi cung ứng hiện nay buộc nhiều công ty phải tìm ra cách thức quản lý hàng tồn kho mới. Một số doanh nghiệp đã từ bỏ kế hoạch đã đề ra, chỉ cố gắng gom hàng hóa nhiều nhất có thể.
Dưới đây là 5 chiến lược quản lý hàng tồn kho cho doanh nghiệp, đảm bảo vừa quản lý được tình trạng biến động hiện tại vừa tối ưu hóa cho tương lai.
1. Tự đánh giá kỹ lưỡng phương pháp quản lý hàng tồn kho
Doanh nghiệp phải nhìn thẳng vào thực tế phương pháp quản lý hàng tồn kho hiện tại. Sau đó, tìm ra những gì bạn đang làm đúng và sai trong lĩnh vực này rồi đưa ra các sáng kiến có thể thực hiện được trong 6 tháng đến 12 tiếp theo. Nếu các sáng kiến này áp dụng được sớm hơn với điều kiện hiện tại càng tốt.
2. Phải đánh giá trung thực
Khi đang trong quá trình tự đánh giá, các công ty đừng nhìn vấn đề qua lăng kính màu hồng, cần đánh giá trung thực hoặc thậm chí là khắt khe. Cần xem xét, nếu đơn vị cung cấp hàng hóa thường xuyên trễ chuyến không có lý do rõ ràng, doanh nghiệp nên tìm một nhà cung cấp thay thế.
Bên cạnh đó, nếu chi phí vận chuyển đang tăng lên vì doanh nghiệp logistics phải liên tục gửi các đơn hàng trong ngày, chiến lược dự trữ hàng của họ có thể cần khởi động lại.
3. Suy nghĩ lại ngay bây giờ
Một chiến lược quản lý hàng tồn kho phải tập trung vào việc giảm thiểu hàng tồn kho và tăng hiệu quả. Nếu các doanh nghiệp vẫn áp dụng mô hình JIT (Just In Time) trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ dẫn đến thất bại. Mô hình được hiểu là "Đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm cần thiết". Toyota là ví dụ điển hình áp dụng mô hình JIT vào những năm 1970, họ chỉ sản xuất đủ để hỗ trợ quá trình tiếp theo trong một dòng sản xuất liên tục. Đó là lý do gây ra sự thiếu hụt hàng hóa hiện nay.
"Ở mức độ vĩ mô, nhiều công ty đã kiểm soát rất chặt chẽ lượng hàng tồn kho nhưng thực tế, họ đang vật lộn để có được lượng hàng mà họ cần. Đại dịch chắc chắn đã khiến các doanh nghiệp đang áp dụng JIT không lượng trước trược hậu quả", ông Don Derewecki - Cố vấn cao cấp tại Công ty Onge cho biết.
4. Tự động hóa quy trình quản lý hàng tồn kho
Với thị trường lao động thiếu hụt hiện nay, nhiều công ty đang chuyển sang sử dụng công nghệ để quản lý hàng tồn kho. Các hệ thống quản lý kho hàng đang được sử dụng rộng rãi để quản lý hoạt động khép kín của các doanh nghiệp. Một số phần mềm khác như điện toán đám mây cũng giúp họ trong quản lý chuỗi cung ứng. Thông qua việc ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp có thể biết rõ quá trình vận chuyển hàng đến chặng cuối.
5. Hy vọng vào điều tốt nhất nhưng luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và thời điểm khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp cứng rắn. Hãy tự đặt ra những câu hỏi rồi tự tìm ra giải pháp.
Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng là điều quan trọng nhất vì nó có giá trị thời đại. Ngay cả khi sản phẩm được sản xuất và có sẵn trên thị trường, không nhất thiết phải có tên bạn trên bao bì nhưng khách hàng vẫn biết là bạn. Nhu cầu về nguyên liệu thô và thành phẩm hiện nay đều cao, nhiều doanh nghiệp dường như đang cạnh tranh để có được nguồn cung liên tục, giống nhau.
Trong thời điểm khan hiếm hàng hóa trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp cần nắm chắc từng sản phẩm đang nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng, số lượng bao nhiêu và tốc độ khách hàng nhận được sản phẩm.
Thanh Thư (theo Logistics Manager)