Ethereum là một nền tảng điện toán công khai dựa trên Blockchain (chuỗi khối) với mã nguồn mở có thể vận hành các hợp đồng thông minh, các ứng dụng chạy chính xác như đã được lập trình mà không bị kiểm duyệt, không có thời gian chết, không có sự gian lận hay can thiệp của bên thứ ba.
Ứng dụng Ethereum vào kinh doanh, các chuyên gia cho rằng nền tảng công nghệ Blockchain này có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí quản lý và vận hành khi làm việc với các đối tác bên ngoài nhờ việc tự động hóa; sáng tạo các mô hình kiểu mới thông qua nhiều thị trường ngách đa dạng và sự ra đời của tài sản số. Dựa trên những đặc tính công nghệ, 5 lĩnh vực kinh tế trọng yếu và ngành công nghiệp có thể ứng dụng Ethereum.
Ngân hàng - tài chính
Ethereum giúp phát hành chứng khoán kỹ thuật số trong khoảng thời gian ngắn hơn, với chi phí đơn vị thấp và mức độ tùy biến cao hơn. Vì vậy, các công cụ tài chính kỹ thuật số có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của nhà đầu tư, mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư, giảm chi phí cho các nhà phát hành và giảm rủi ro cho các đối tác.
Theo báo cáo của Jupiter Research, việc triển khai Blockchain sẽ cho phép các ngân hàng nhận các khoản tiền tiết kiệm cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới lên tới 27 tỷ USD vào cuối năm 2030, giảm chi phí hơn 11%. Ethereum đã chứng minh tính kinh tế đột phá, tạo ra lợi thế về chi phí gấp 10 lần so với các công nghệ hiện thời.
Thương mại quốc tế và hàng hóa
Quy trình tài chính thương mại và trao đổi hàng hóa, đặc biệt là các giao dịch xuyên biên giới hiện yêu cầu rất nhiều thủ tục, giấy tờ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến vận chuyển và các loại chứng nhận khác nhau. Hệ thống hiện hành nặng về hồ sơ giấy khiến các doanh nghiệp dễ bị lừa đảo, chịu nhiều rủi ro và phải đợi chờ thanh toán.
Với việc ứng dụng công nghệ Blockchain để "Ethereum hóa" doanh nghiệp, chỉ các bên được ủy quyền mới có thể trao đổi dữ liệu, lấy thông tin giao dịch hoặc truy cập hồ sơ. Từ đó, nâng cao việc KYC (Know Your Customers- Xác định danh tính khách hàng, hiểu về khách hàng) giúp giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch, tự động hóa các quy trình tài chính thương mại và trao đổi hàng hóa.
Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là nền tảng của nền kinh tế vĩ mô và các thị trường quốc tế. Chuỗi cung ứng chứa các mạng lưới phức tạp của nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, kiểm toán viên và người tiêu dùng.
Công nghệ này có thể được áp dụng cho việc hậu cần để giúp các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí từ cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng.
Một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ hợp lý hóa quy trình công việc cho tất cả các bên, bất kể quy mô của mạng lưới kinh doanh. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng dùng chung sẽ cung cấp cho kiểm toán viên tầm nhìn rõ hơn về các hoạt động của người tham gia cùng với chuỗi giá trị.
Bất động sản
Bất động sản thương mại được đánh giá chiếm một phần đáng kể trong hoạt động giao dịch và tài sản kinh tế thế giới. Với việc định giá tài sản và phát triển liên tục trên toàn thế giới, công nghệ Blockchain có thể giúp loại tài sản và toàn ngành. Các tổ chức lớn trên thế giới nhận ra tiềm năng của Blockchain Ethereum để tạo ra các nền tảng bất động sản, tăng cường doanh số bất động sản, cung cấp quyền truy cập nhiều hơn vào các quỹ bất động sản và ghi lại thông tin quan trọng trong thời gian thực.
Theo đó, công nghệ "sổ cái phân tán" giúp tăng cường các hoạt động cơ bản của ngành bán lẻ và bất động sản thương mại thông qua tự động hóa, mã thông báo và truy cập vào thông tin thời gian thực.
Nền tảng Ethereum cung cấp một giải pháp thiết thực để tối ưu hóa các quy trình bất động sản hiện tại và loại bỏ các trung gian. Theo các nhà phân tích, một trong những điểm thú vị nhất Ethereum mang lại cho ngành bất động sản là token hóa. Tài sản kỹ thuật số có thể đại diện cho bất cứ tài sản gì, bao gồm cổ phần các tài sản trong thế giới thực như bất động sản, quỹ bất động sản, dòng doanh thu, quyền quản trị... Dựa trên khả năng token hóa tài sản thực, việc xử lý chứng khoán, quản lý trách nhiệm, xử lý tài liệu và kế toán chắc chắn sẽ thay đổi.
Năng lượng
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay, Viện Môi trường Stanford và PwC công bố một báo cáo chung xác định hơn 65 trường hợp sử dụng Blockchain cho môi trường. Những trường hợp này bao gồm các mô hình kinh doanh mới cho thị trường năng lượng, quản lý dữ liệu thời gian thực và chuyển tín dụng carbon hoặc chứng chỉ năng lượng tái tạo lên Blockchain.
Các lĩnh vực năng lượng kế thừa, như dầu khí cũng sẽ được hưởng lợi từ việc triển khai các giải pháp Ethereum cho doanh nghiệp. Các hệ thống phức tạp với nhiều tác nhân có cơ hội được hưởng lợi từ công nghệ Blockchain. Ví dụ, xăng dầu là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất và đòi hỏi một mạng lưới các nhà tinh chế, tàu chở dầu, công nhân, chính phủ và các cơ quan quản lý.
Hiện, các tập đoàn dầu khí quy mô lớn tìm cách đầu tư và triển khai công nghệ blockchain vì khả năng giảm chi phí và giảm các tác động môi trường có hại. Các công ty dầu khí đặc biệt quan tâm đến quyền riêng tư và bí mật thương mại.
Với việc hiểu về nền tảng Blockchain Ethereum, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh phương pháp quản lý, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm cắt giảm chi phí, tăng hiệu suất hoạt động, độ tin cậy trong vận hành toàn hệ thống.
Với mục tiêu trang bị kiến thức và cách ứng dụng Ethereum trong thực tiễn, nền tảng học trực tuyến Ewiki của VnExpress đang mở khóa học về chủ đề này. Tại khóa học, các học viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên sâu về Etherum, cách tạo lập smart contract.
Khóa học do 2 giảng viên uy tín trong cộng đồng là Cris D. Tran và Mr. Hùng đứng lớp. Cris Tran hiện là Giám đốc vùng của Infinity Blockchain Venture có trụ sở tại Malaysia. Còn Mr. Hùng tốt nghiệp đại học Trento (Italy) ngành khoa học máy tính và đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, phát triển phần mềm.
Tìm hiểu về khóa học tại đây.
Phương Nguyên