Với mục tiêu giúp mỗi người tự tin lên kế hoạch nghỉ hưu sớm, eBox chuyên đề thứ 3 "Nghỉ hưu an nhàn, an toàn tài chính" sẽ cung cấp kiến thức giúp bạn hiểu đúng về nghỉ hưu an nhàn, cách lên kế hoạch nghỉ hưu theo từng giai đoạn, cách ứng phó với những rủi ro có thể phá vỡ kế hoạch hay tìm hiểu về các sản phẩm cần cân nhắc khi nghỉ hưu... Dưới sự phân tích kỹ càng từ chuyên gia, eBox lựa chọn những nội dung thực tiễn và cần thiết nhất cho một kế hoạch nghỉ hưu an nhàn, cách phân bổ các khoản đầu tư, tiết kiệm... Kịch bản được xây dựng từ chính diễn giả là các chuyên gia uy tín, sẽ đem đến các bí quyết, kinh nghiệm, bài học thực tế thay vì mang tính lý thuyết. Độc giả có thể tìm hiểu và tham gia tại đây. |
Theo khảo sát do Prudential thực hiện cuối năm 2020, có đến 85% người Việt mong muốn có cuộc sống độc lập khi về già. Tuy nhiên, chỉ có 4 trên 10 người thật sự lên kế hoạch cho cuộc sống sau này. Đồng thời, họ lên kế hoạch khi đã bước qua độ tuổi 40. Đây được xem là độ tuổi khá muộn trong việc lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu.
Người Việt đa số luôn nghĩ về một cuộc sống tận hưởng, thoải mái khi không còn lao động. Tuy nhiên, để quãng thời gian nghỉ hưu thật sự an nhàn, lên kế hoạch, nhất là về tài chính từ sớm là điều quan trọng nhất. Với những người có ý định nghỉ hưu trước tuổi, điều này lại càng cần thiết.
Dưới đây là một số gợi ý giúp mọi người lên kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu sớm trở nên nhẹ nhàng.
Xác định nhu cầu của bản thân
Hiểu rõ nhu cầu của bản thân là bước đầu tiên để lên kế hoạch tài chính chuẩn xác. Nghỉ hưu sớm cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập sẽ giảm đi, trong khi chi phí sinh hoạt tối thiểu nhất là ở thành phố càng lúc càng tăng. Khi nghỉ hưu, mỗi người vẫn sẽ cần khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng để tiêu dùng cơ bản, chưa tính đến những khoản tiền phát sinh.
Vậy nên, việc cần làm là liệt kê thật chi tiết danh mục những việc cần làm khi nghỉ hưu để xác định nhu cầu của bản thân. Ngoài những mục bắt buộc phải chi mỗi tháng như tiền nhà, điện, nước, thực phẩm... bạn cũng nên dự trù kinh phí cho những việc khác như giải trí, du lịch, thăm viếng...

Lên kế hoạch tài chính từ sớm giúp thời gian nghỉ hưu trở nên an nhàn. Ảnh: Pexels
Tính toán số tiền cần dùng
Khi đã lên danh sách những việc cần làm khi về hưu, bức tranh kinh tế sẽ hiện ra trước mắt. Từ đó, bạn có thể tính toán số tiền cần có trong quãng thời gian nghỉ hưu. Một số liệu của Standard & Poor’s cho thấy nhu cầu tài chính khi về hưu bằng khoảng 60 đến 80% số tiền mà người đó chi dùng khi còn trẻ. Ví dụ, hiện tại mỗi tháng bạn tiêu 10 triệu đồng, khi nghỉ hưu con số ngày sẽ dao động từ 6 đến 8 triệu đồng.
Giả sử khi nghỉ hưu, bạn dùng 8 triệu đồng mỗi tháng. Trong 30 năm, số tiền bạn cần ít nhất sẽ vào khoảng 2,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt vẫn đang leo dốc qua từng năm. Ngoài ra, người đã nghỉ hưu vẫn phải đối mặt với những tình huống phát sinh bất khả kháng, đồng thời phải có trách nhiệm tài chính với con cái, phụng dưỡng cha mẹ. Chính vì thế, để sống khỏe trong 30 năm, số tiền thực tế phải vượt xa con số 2,9 tỷ đồng.
Tiết kiệm hợp lý, đầu tư hiệu quả
Để kiếm được số tiền đủ dùng trong 30, 40 năm nghỉ hưu, bạn cần phải lên một kế hoạch lao động, tiết kiệm, đầu tư từ sớm. Theo các chuyên gia, bên cạnh tích cực làm việc để tăng thu nhập, tiết kiệm khi còn trẻ là cách tốt nhất để nghỉ hưu an nhàn. Mỗi tháng, bạn có thể trích 10 đến 15% thu nhập để tiết kiệm. Con số không lớn nhưng đòi hỏi sự kiên định trước những cám dỗ tiêu dùng nhất thời.
Bên cạnh đó, để sinh lời nhanh hơn, bạn cũng nên tìm hiểu về cách kênh đầu tư khác. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kênh đầu tư từ truyền thống đến hiện đại. Với người Việt, gửi ngân hàng hay đầu tư vào vàng là những phương pháp vẫn được ưa chuộng. Ngoài ra, để sinh lời đều đặn, nhà đầu tư cũng có thể tìm đến các kênh như bất động sản, chứng khoán hay bảo hiểm.
Lên kế hoạch làm việc sau nghỉ hưu
Nghỉ hưu sớm không hẳn là ngừng làm việc. Ngay cả khi đã nghỉ hưu, một người vẫn có thể tiếp tục làm các công việc bán thời gian. Bạn có thể lên kế hoạch về các công việc giúp kiếm thêm thu nhập trong quãng thời gian này. Viết lách, kinh doanh tại nhà, làm đồ thủ công là những công việc phù hợp sau khi về hưu. Điều này giúp bạn không bị phụ thuộc tài chính và cảm thấy đỡ nhàm chán hơn trong thời gian này.
Bắt đầu từ thật sớm
Chúng ta không thể nghỉ hưu lúc 45 tuổi mà mãi đến 40 tuổi mới lên kế hoạch tài chính cho việc này. Chính vì thế, việc lên kế hoạch tài chính phải bắt đầu từ thật sớm và có lộ trình phù hợp. Lên kế hoạch sớm sẽ giúp chúng ta có thêm thời gian chuẩn bị và sẵn sàng cho những biến cố có thể xảy ra.
Không chỉ chuẩn bị về mặt tài chính, người có kế hoạch nghỉ hưu sớm cũng nên chuẩn bị về sức khỏe thể chất và tinh thần. Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt là cách tốt nhất để đón nhận việc nghỉ hưu non với tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái.
Để hiểu rõ hơn cách lập kế hoạch tài chính, phân bố các khoản đầu tư, tiết kiệm cho việc nghỉ hưu sớm, độc giả VnExpress có thể đăng ký tham gia chuyên đề "Nghỉ hưu an nhàn, an toàn tài chính". Tại đây, các diễn giả nổi tiếng, có uy tín sẽ chia sẻ về cách lập kế hoạch tài chính, đầu tư, tiết kiệm cho người có kế hoạch nghỉ hưu trước tuổi quy định.
eConference "Nghỉ hưu an nhàn, an toàn tài chính" sẽ chính thức công chiếu trong 3 ngày từ 20h ngày 23/9, gồm các video chia sẻ kinh nghiệm từ diễn giả, cùng 2 buổi livestream giải đáp trực tiếp câu hỏi của người xem. Người mua vé eConference từ nay đến 14/9 sẽ được hưởng mức giá Early Bird 259.000 đồng. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu tại đây.
Hoài Phương (Theo Investopedia)