Hệ thống giáo dục thiết kế khoa học, không gò bó nên Mỹ luôn được đánh giá là siêu cường trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Năm điểm khác biệt sau đây sẽ giúp bạn hiểu tại sao sinh viên tại Mỹ luôn thành công sau khi tốt nghiệp.
Học sinh được dạy tại nhà
Trẻ em Mỹ không buộc phải đến trường, mà cha mẹ có thể dạy con tại nhà, nếu chưa biết phương pháp thì có những website hướng dẫn rất thuận tiện.
Điểm tích cực của phương pháp giáo dục này là cha mẹ luôn gần gũi con cái, hiểu được tài năng thiên bẩm của con, từ đó sẽ có phương pháp giáo dục tối ưu, nhằm phát huy tài năng thiên bẩm đó.
Thời gian học tập mỗi ngày không kéo dài quá vài tiếng, quỹ thời gian còn lại dùng để du lịch, biểu diễn, tham quan, đọc sách, tiến hành các dự án nghiên cứu hay tham gia hoạt động từ thiện. Hiện nay có khoảng một triệu gia đình ở Mỹ áp dụng phương thức này và theo thống kê đang tăng lên khoảng 15% mỗi năm.
Không một quốc gia nào có phương pháp giáo dục theo kiểu này giống Mỹ, do đó Mỹ luôn ở vị trí siêu cường.
Các trường tại Mỹ không theo một chương trình thống nhất
Các trường tại Mỹ được quyền đưa ra chương trình của riêng mình, vì quan niệm của họ kể cả trong vấn đề giáo dục cũng được khuyến khích cạnh tranh tối đa. Mỗi trường phải đầu tư nghiên cứu để làm sao đưa ra chương trình phù hợp nhất, hấp dẫn nhất.
Họ không có quan niệm như một số nước rằng thành viên Bộ Giáo dục phải “áp” một nội dung thống nhất lên chương trình giảng dạy quốc gia, bởi làm như thế khác nào đẩy phương pháp giáo dục tối ưu phù hợp từng vùng miền vào năng lực hạn chế của một số vị “chức sắc giáo dục”.
Sáng tạo là đặc điểm trong thiết kế nội dung giáo dục tại Mỹ. Tuy nhiên, nền tảng của nội dung là phát huy tối đa năng lực suy nghĩ, năng lực nói và viết của học sinh. Nội dung bài học có thể khác nhau, nhưng nền tảng này tương đối giống nhau ở các địa phương.
Trình độ của học sinh tốt nghiệp trung học tại Mỹ tuy không đều về nội dung, nhưng lại rất đều về năng lực tư duy và sự tự tin.
Không đều về nội dung có nghĩa là có những nội dung được đào tạo ở bang này nhưng không được đào tạo ở bang khác, được đào tạo ở trường này nhưng không được đào tạo ở trường khác.
Mỹ không quan trọng học sinh đưa vào đầu khối lượng kiến thức như thế nào, nhưng lại xem trọng “phương pháp đưa”. Họ nhấn mạnh “phương pháp” chứ không phải “lượng kiến thức”.
Mỹ không có sách giáo khoa chung cho cả nước
Như đã nói ở trên, chọn nội dung nào để đào tạo con trẻ là quyền của các bậc phụ huynh. Họ có thể chọn để dạy ở nhà, hoặc đưa tới trường những nội dung mà tự họ cho nó là phù hợp. Việc lựa chọn những cuốn sách để dạy trong trường thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên trách địa phương hay trường học.
Có những tiểu bang cấm dạy thuyết Darwin vì họ xem đó là thuyết chống nghịch Đức Chúa Trời (hầu hết các tiểu bang).
Mỹ là đất nước đặt nền tảng của Kinh Thánh - tức là Lời của Đức Chúa Trời làm nền tảng quản trị quốc gia. Tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều đặt tay trên Kinh Thánh để tuyên thệ sẽ quản trị đất nước theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Tôi cho rằng đây là yếu tố quan trọng khiến Mỹ luôn giữ vị thế siêu cường số một thế giới kể từ khi lập quốc đến nay.
Xem nhà trường là mô hình doanh nghiệp
Vấn đề thương mại hóa giáo dục được đề cao ở Hoa Kỳ, trường nào có nội dung phù hợp, hấp dẫn, giúp đào tạo ra những tài năng xuất chúng có quyền định mức học phí theo ý mình.
Sinh viên có quyền chọn trường, chi trả học phí, có thể đi học hoặc không đều là quyền của họ (vì đã trả học phí).
Tuy nhiên, học sinh các trường công từ lớp một đến 12 ở Mỹ không phải trả học phí mà do chính phủ đài thọ. Học phí tại các trường đại học tương đối cao, sinh viên có quyền vay tiền của chính phủ để chi trả, khi nào tốt nghiệp thì từ từ hoàn lại.
Các trường cũng không tổ chức thi đầu vào, nhưng có quyền xét tuyển, tức là có quyền nhận hoặc không nhận hồ sơ nào đó của sinh viên.
Các trường đại học có thể thiết kế sự khác biệt trong khung học phí dành cho sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế, thông thường sinh viên quốc tế phải trả một mức học phí đắt hơn sinh viên Mỹ.
Mỹ luôn là siêu cường
Hằng năm, các trường tại Mỹ thường xuyên cho ra số lượng nhân tài lớn nhất thế giới. Bằng chứng là sinh viên tốt nghiệp Mỹ kinh doanh giỏi nhất, nghiên cứu khoa học giỏi nhất, đóng phim giỏi nhất, chơi đàn giỏi nhất, hát hay nhất, chơi thể thao giỏi nhất, và ngay cả trong văn học cũng là một trong những nước có nhiều nhà văn đoạt giải Nobel nhất...
>> Xem thêm: Con tôi đi học ở Nhật không có xếp loại tiên tiến, xuất sắc / Dạy con tự chủ tiền bạc theo cách người Nhật
Cách tổ chức dã ngoại an toàn cho trẻ của người Nhật
Khi tổ chức đi dã ngoại cho học sinh, các trường Nhật Bản lên kế hoạch chi tiết, đề ra những 'điều luật' và buộc phụ huynh và học sinh tuân thủ. |
Chia sẻ bài viết của bạn về giáo dục, học hành tại đây.