Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông, theo kế hoạch của TP HCM. Cụ thể, Khu tài chính Thủ Thiêm được quy hoạch với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực. Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố và giáp với sông Sài Gòn, các kết nối giao thông hiện tại sẽ giúp Trung tâm tài chính Thủ Thiêm trở thành một đô thị rộng lớn hơn.
Quận 2 với trung tâm là Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là một phần của Thành phố phía Đông, theo kế hoạch của TP HCM. Cụ thể, Khu tài chính Thủ Thiêm được quy hoạch với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực. Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi nằm gần trung tâm thành phố và giáp với sông Sài Gòn, các kết nối giao thông hiện tại sẽ giúp Trung tâm tài chính Thủ Thiêm trở thành một đô thị rộng lớn hơn.
Cầu Thủ Thiêm 2 nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quận 1 qua sông Sài Gòn dài gần 1,5 km, quy mô 6 làn xe được thiết kế kiểu dây văng. Công trình khởi công đầu năm 2015, dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2018 nhưng do vướng mặt bằng nên bị dời lại đến cuối năm nay.
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu thứ hai bắc qua sông Sài Gòn trong quy hoạch xây 5 cây cầu cùng một hầm chui nối trung tâm và các quận khác với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, góp phần giải tỏa áp lực giao thông xung quanh khu vực, kết nối khu Đông với trung tâm thành phố. Công trình cũng sẽ là biểu tượng cổng chào từ trung tâm qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cầu Thủ Thiêm 2 nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quận 1 qua sông Sài Gòn dài gần 1,5 km, quy mô 6 làn xe được thiết kế kiểu dây văng. Công trình khởi công đầu năm 2015, dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2018 nhưng do vướng mặt bằng nên bị dời lại đến cuối năm nay.
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là cây cầu thứ hai bắc qua sông Sài Gòn trong quy hoạch xây 5 cây cầu cùng một hầm chui nối trung tâm và các quận khác với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, góp phần giải tỏa áp lực giao thông xung quanh khu vực, kết nối khu Đông với trung tâm thành phố. Công trình cũng sẽ là biểu tượng cổng chào từ trung tâm qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km, đi qua địa bàn quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và một phần tỉnh Bình Dương. Công trình được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2007 và khởi công tháng 8/2012, được kỳ vọng là bước ngoặt thay đổi phương tiện đi lại của người dân.
Hình hài tuyến metro cơ bản hoàn thiện, gồm tuyến đường trên cao chạy song song Xa lộ Hà Nội, đi qua đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh và kết nối vào các nhà ga ngầm ở Ba Son, Nhà hát thành phố và Bến Thành.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km, đi qua địa bàn quận 1, quận Bình Thạnh, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và một phần tỉnh Bình Dương. Công trình được UBND TP HCM phê duyệt từ năm 2007 và khởi công tháng 8/2012, được kỳ vọng là bước ngoặt thay đổi phương tiện đi lại của người dân.
Hình hài tuyến metro cơ bản hoàn thiện, gồm tuyến đường trên cao chạy song song Xa lộ Hà Nội, đi qua đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh và kết nối vào các nhà ga ngầm ở Ba Son, Nhà hát thành phố và Bến Thành.
17 km đường ray, đoạn đi trên cao được triển khai từ tháng 10/2017. Toàn tuyến có 11 nhà ga trên cao cũng mới xong cơ bản phần khung.
Hiện dự án đạt 75% tổng khối lượng công việc và dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2021.
17 km đường ray, đoạn đi trên cao được triển khai từ tháng 10/2017. Toàn tuyến có 11 nhà ga trên cao cũng mới xong cơ bản phần khung.
Hiện dự án đạt 75% tổng khối lượng công việc và dự kiến đưa vào khai thác cuối năm 2021.
Bến xe miền Đông mới (quận 9) là một quần thể phức hợp, bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích: tuyến metro số 1, bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển, khu thương mại dịch vụ... với tổng diện tích trên 16 ha (rộng gần gấp 3 bến xe hiện hữu). Công trình khởi công tháng 4/2017 nhưng đến nay vẫn trễ hẹn.
Bến xe miền Đông mới (quận 9) là một quần thể phức hợp, bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích: tuyến metro số 1, bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển, khu thương mại dịch vụ... với tổng diện tích trên 16 ha (rộng gần gấp 3 bến xe hiện hữu). Công trình khởi công tháng 4/2017 nhưng đến nay vẫn trễ hẹn.
Bến xe lớn nhất nước có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách mỗi năm, được kỳ vọng là đầu mối giao thông kết nối TP HCM với các tỉnh, thành khác, đồng thời giảm tải cho bến xe hiện hữu cách đó gần 20 km.
Bến xe lớn nhất nước có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách mỗi năm, được kỳ vọng là đầu mối giao thông kết nối TP HCM với các tỉnh, thành khác, đồng thời giảm tải cho bến xe hiện hữu cách đó gần 20 km.
Thành lập ngày 24/10/2002, Khu công nghệ cao TP HCM (quận 9) tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố, là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập. Nơi đây tập trung vào 4 mũi nhọn gồm: Vi điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông; Cơ khí chính xác – Tự động hóa; Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.
Thành lập ngày 24/10/2002, Khu công nghệ cao TP HCM (quận 9) tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của thành phố, là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập. Nơi đây tập trung vào 4 mũi nhọn gồm: Vi điện tử - Công nghệ thông tin - Viễn thông; Cơ khí chính xác – Tự động hóa; Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.
Hiện Khu công nghệ cao quản lý 80 dự án với hơn 40.000 lao động. Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao sẽ là nơi ươm mầm, ứng dụng khoa học công nghệ cho Thành phố phía Đông và Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông.
Hiện Khu công nghệ cao quản lý 80 dự án với hơn 40.000 lao động. Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao sẽ là nơi ươm mầm, ứng dụng khoa học công nghệ cho Thành phố phía Đông và Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông.
Đại học Quốc gia TP HCM thành lập năm 1995, được xây dựng trên diện tích 643 ha thuộc quận Thủ Đức (TP HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Hệ thống có các trường thành viên: Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quốc tế, Công nghệ thông tin, Kinh tế - Luật, An Giang và Khoa Y với khoảng 70.000 sinh viên đang theo học.
Đại học Quốc gia TP HCM thành lập năm 1995, được xây dựng trên diện tích 643 ha thuộc quận Thủ Đức (TP HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Hệ thống có các trường thành viên: Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quốc tế, Công nghệ thông tin, Kinh tế - Luật, An Giang và Khoa Y với khoảng 70.000 sinh viên đang theo học.
Quy hoạch của đại học này được hình thành từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960.
Theo quy hoạch, đây sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông. Đại học quốc gia TP HCM thành Khu đô thị sáng tạo, kết nối chặt chẽ, hiệu quả các chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, dịch vụ.
Quy hoạch của đại học này được hình thành từ quy hoạch Làng đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và bắt đầu xây dựng từ những năm 1960.
Theo quy hoạch, đây sẽ là trung tâm giáo dục - đào tạo nhân lực chất lượng cao của Thành phố phía Đông. Đại học quốc gia TP HCM thành Khu đô thị sáng tạo, kết nối chặt chẽ, hiệu quả các chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực trình độ cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, dịch vụ.
Sáu trọng điểm của Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP HCM.
Theo quy hoạch Thành phố phía Đông có diện tích hơn 22.000 ha, hơn 1,1 triệu dân. Đây cũng là khu đô thị sáng tạo, tương tác cao thành phố đang hướng đến với các trụ cột có sẵn là Khu công nghệ cao ở quận 9, Đại học Quốc gia TP HCM tại quận Thủ Đức và Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Ảnh: Sasaki.
Sáu trọng điểm của Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP HCM.
Theo quy hoạch Thành phố phía Đông có diện tích hơn 22.000 ha, hơn 1,1 triệu dân. Đây cũng là khu đô thị sáng tạo, tương tác cao thành phố đang hướng đến với các trụ cột có sẵn là Khu công nghệ cao ở quận 9, Đại học Quốc gia TP HCM tại quận Thủ Đức và Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2. Ảnh: Sasaki.
Thành phố Phía Đông sẽ gồm ba quận: 2, 9 và Thủ Đức. Đồ họa: Khánh Hoàng.
Hữu Khoa