Theo Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường (NXB Đại học Sư phạm), Quang Dũng đến với thơ từ rất sớm, bài thơ đầu tay Chiêu quân được viết khi 16 tuổi. Nhưng Quang Dũng thực sự được khẳng định tên tuổi với bài Tây Tiến và sau đó là hàng loạt bài thơ như Đường mười hai, Ngược đường số 6, Những làng đi qua, Chiếc núi mưa rào, Đôi mắt người Sơn Tây, Ba Vì mờ cao...
Nặng lòng yêu quê hương, đất nước, Quang Dũng dành những dòng cảm động nhất để viết về quê, đặc biệt là xứ Đoài mà ông luôn khắc khoải nhớ thương.
Bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây được viết năm 1949:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy núi Ba Vì
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em như nước giếng thôn làng
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Tử độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?
Đôi mắt người Sơn Tây|
U uẩn chiều lưu lạc
Thương vườn ruộng khôn khuây
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca
Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta?
Câu 5: Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài. Ngoài làm thơ, ông còn hoạt động nghệ thuật nào?