Câu 1: Gãy xương có thể xảy ra trong một số tình huống sinh hoạt, hoạt động thể thao hàng ngày hoặc do tai nạn giao thông. Những dấu hiệu nào sau đây cho thấy bạn đã có thể bị gãy xương?
a. Đau chói.
b. Biến dạng, cong vẹo.
c. Không thể vận động.
d. Đầu xương hở ra ngoài.
e. Cả 4 đáp án trên.
Câu 2: Khi nghi ngờ có tình trạng gãy xương, việc đầu tiên bạn nên làm gì?
a. Khám sơ qua bằng cách vuốt dọc trên nền xương (tay, chân, ngực, cột sống...).
b. Bế bệnh nhân đi bệnh viện.
c. Chờ người hiểu biết can thiệp.

Tình nguyện viên Hội Bác sĩ Tình nguyện hướng dẫn các em nhỏ chọn nẹp đúng để băng bó phần xương bị gãy tại buổi hướng dẫn sơ cấp cứu hồi tháng 3 tại Hà Nội. Ảnh: Bình Minh
Câu 3: Bạn chọn nẹp như thế nào để băng bó phần xương bị gãy?
a. Nẹp cong, mềm.
b. Nẹp cứng, thẳng và dài qua hai khớp tại vị trí bị gãy.
c. Nẹp ngắn.
Câu 4: Khi vết thương chảy máu (không có dị vật), bạn xử trí ra sao?
a. Cầm máu nhanh nhất có thể.
b. Dùng băng, gạc hoặc vải sạch để băng ép vết thương.
c. Cả hai đáp án trên.
Câu 5: Trường hợp vết thương có dị vật, bạn tuyệt đối không được làm gì?
a. Rút dị vật ra.
b. Cầm máu và cố định dị vật.
c. Đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
(Bài sử dụng thông tin từ Lớp sơ cấp cứu ban đầu của Hội Bác sĩ Tình nguyện).
Bình Minh