Đây thôn Vĩ Dạ được Hàn Mặc Tử (1912-1940) sáng tác vào khoảng năm 1938, in lần đầu trong tập Thơ Điên.
Thôn Vĩ Dạ, có bản chép là Vĩ Giạ, từ gốc là Vĩ Dã ("vĩ" là lau, "dã" là cánh đồng) nằm ở ngoại ô thành phố Huế (Thừa Thiên Huế), có phong cảnh vườn tược xinh xắn, nên thơ.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011), Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử với một cô gái ở Vĩ Dạ.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Thôn Vĩ Dạ. Ảnh: Wikipedia
Vĩ Dạ khá tiêu biểu cho phong cách sống của Huế với hàng rào dâm bụt, chè tàu - thứ cây giống chè nhưng không uống được, trồng làm hàng rào, cắt xén thật gọn. Vào sân là vườn cảnh, cây ăn trái, nhất là thanh trà. Hiện Vĩ Dạ là một phường thuộc TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Câu 4: Làng Vũ Đại là bối cảnh tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Hiện làng Vũ Đại thuộc tỉnh nào?