Sóng được in trong tập Hoa dọc chiến hào của nhà thơ Xuân Quỳnh, nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Bài thơ được sử dụng trong các chương trình Văn học bậc THPT hơn 20 năm nay.
Âm hưởng của bài thơ, thể thơ năm chữ có tác dụng tạo ra những nhịp điệu của sóng. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Theo GS Trần Đăng Xuyền trong sách Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), trong số nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những người xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình yêu, trong đó Sóng là bài thơ đặc sắc và tiêu biểu.
Đến với Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam hiện đại mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thi ca. Nhiều nhà thơ nổi tiếng đã viết về tình yêu bằng cảm hứng mãnh liệt, in đậm dấu ấn tâm hồn, tư tưởng và phong cách nghệ thuật. Xuân Diệu trước đó đã mượn hình tượng biển để nói về tình yêu, còn Xuân Quỳnh thì mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, những tâm trạng, sắc thái tình cảm vừa phong phú, vừa phức tạp, vừa tha thiết sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu đương.
GS Xuyền bình giảng, những câu thơ mở đầy là trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn đang khao khát yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. Xuân Quỳnh đã diễn tả thật cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú, vừa phức tạp trong trái tim khao khát tình yêu.
Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của Xuân Quỳnh là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ. Nó như sóng, mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian.
Câu 2: Hiện tượng nào xuất hiện khi tác giả lý giải về nguồn cội của tình yêu trong các câu thơ tiếp theo?