Trong một hệ thống âm thanh, ampli được coi là xương sống của toàn bộ hệ thống. Chất lượng âm thanh có tốt hay không phần lớn do thiết bị này quyết định.
Lựa chọn thiết kế mạch
Ampli đèn 2A3SE. (Caryaudio) |
Đây là bước đầu tiên, quan trọng và sẽ quyết định lớn đến chất lượng cũng như tính hiệu quả của chiếc ampli tự "chế". Ampli DIY cần tương thích với những thiết bị trong bộ dàn âm thanh hiện có, đặc biệt là cặp loa. Loa có độ nhạy càng thấp thì càng cần có ampli công suất khỏe. Các loại nhạc có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng như nhạc cổ điển, thì cần ampli có công suất nhỏ, như ampli đèn 2A3SE, 6B4G SE, 300B SE. Các loại nhạc có tiết tấu nhanh, mạnh cần phải có ampli công suất lớn, thường là ampli kéo đẩy như KT-88PP, 6L6 PP...
Tập hợp linh kiện cần thiết
*Ampli đèn của 3-Dimension Audio |
*Ampli đèn Cayin/Spark A88-T |
*Ampli đèn Cary Cad-805 |
Những linh kiện quyết định đến chất lượng âm thanh là: Biến thế xuất âm, đèn công suất và đèn tiền khuyếch, tụ nối tầng, tụ thoát catốt, tụ lọc nguồn, chiết áp... Các "DIYer" Việt Nam thường tìm kiếm nguồn linh kiện trên qua các "kênh" riêng, như đặt mua trên mạng, nhờ người quen mua giúp haợc qua các đại lý bán lẻ, tìm mua đồ cũ, đặc chủng hay phá máy. Những người tự lắp ampli đèn cũng có thể tự làm lấy những thiết bị như biến áp nguồn, biến áp xuất âm, cuộn chặn...
Làm vỏ máy (chassic)
Làm vỏ ampli. (Csown) |
Vỏ máy phải đảm bảo các yêu cầu: Độ cách điện, chống nhiễm từ giữa các linh kiện, bố trí, sắp xếp các linh kiện hợp lý. Tính thẩm mỹ và sự tiện dụng trong việc cài đặt với các hệ thống âm thanh trong dàn âm thanh được quyết định từ khâu thiết kế vỏ máy. Đây chính là công việc mà các DIYer thường ngại làm nhất những cũng là công đoạn mà những người ưa thiết kế thi nhau thể hiện. Vật liệu thường dùng làm vỏ máy là gỗ, bakelit, hợp kim nhôm, đồng, thậm chí có thể tận dụng được cả chậu nhôm cũ hay vỏ hộp bánh bằng sắt tây.
Lắp ráp
Phần việc đầu tiên mang nặng tính cơ khí là gắn các linh kiện chính vào cơ máy như biến áp nguồn, biến áp xuất âm, đường tín hiệu vào, đường ra loa, đế đèn, volume... Tiếp theo là đi mạch vào trong ampli, tuy nhiên các bước đi mạch chính nên theo thứ tự.
Nghe thử, hiệu chỉnh và chạy rà trơn (rốt đa)
(Praktica-user) |
Đây là công việc cuối cùng và cũng mang lại nhiều cảm xúc nhất cho các DIYer. Việc đầu tiên là cắm điện, đo kiểm tra các thông số về điện áp, dòng điện xem đã đúng thiết kế chưa. Thay thế, cân chỉnh một số linh kiện cần thiết và nối vào nghe thử. Nên để nguyên thiết kế ban đầu và nghe thử trong một vài hôm để quen với âm thanh của chiếc ampli.
Bước hiệu chỉnh cần tiến hành một cách từ từ để dễ dàng phân biệt được sự thay đổi nhỏ về chất âm của ampli. Ngoài ra, việc hiệu chỉnh cần tiến hành với các thiết bị tham chiếu được coi là chuẩn hay ít nhất là thường xuyên nghe.
Cần chạy rà trơn biến áp xuất âm, tụ nối tầng, đèn điện tử... trong khoảng 90 ngày.
(Theo XHTT)