Việt Nam xếp sau Hàn Quốc, Trung Quốc và đứng trước Mỹ, Iran, Nhật, Singapore, Thái Lan...
Trong 41 năm với 246 lượt học sinh tham dự IMO, đoàn Việt Nam giành 231 huy chương (93,9%), trong đó có 59 huy chương vàng, 102 bạc, 70 đồng, một giải thưởng đặc biệt (của Lê Bá Khánh Trình) và 3 bằng danh dự.
Khối chuyên Toán A0 thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau này là THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) có nhiều thí sinh dự thi IMO nhất (chiếm khoảng 1/3) và cũng giành số huy chương nhiều nhất.
Về xếp hạng toàn đoàn, Việt Nam 3 lần đứng thứ ba thế giới, vào các năm 1999, 2007 và 2017. Hai năm trước số huy chương vàng Việt Nam ít hơn.
Số giải vàng Việt Nam đạt được nhiều nhất là 4, vào năm 2004 và 2017. Giành 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc vào năm 2004, nhưng xếp hạng toàn đoàn Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong 85 nước và vùng lãnh thổ tham gia.
Olympic Toán quốc tế ban đầu chỉ có 17-18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, năm nay con số đạt cao nhất, tới 112.
Việt Nam không tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) các năm 1977 và 1981. Kỳ thi 1980 không diễn ra, vì nước đã đăng cai không thể tổ chức.
Bảng vàng thành tích từng năm Việt Nam tham dự IMO như sau:
Olympic Toán quốc tế, tên viết tắt là IMO (International Mathematical Olympiad), là cuộc thi Toán dành cho học sinh THPT. Từ lúc khởi đầu đến năm 1981, mỗi nước cử đội tuyển 8 thành viên, riêng năm 1982 rút xuống còn 4. Từ năm 1983 cho đến nay, quy định của IMO tối đa là 6 thành viên.
Đề thi IMO gồm 6 bài toán, mỗi bài có số điểm tối đa là 7. Như vậy số điểm tối đa mỗi thí sinh có thể đạt được trong một kỳ thi là 42. Cuộc thi diễn ra trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày thí sinh giải 3 bài toán, thời gian làm bài là 4 giờ 30 phút, không có giải lao.
Bài toán trong đề thi được lấy từ chương trình Toán bậc THPT, thường là Hình học, Đại số, Lý thuyết số và Tổ hợp. Để hiểu được, thí sinh không cần đến kiến thức Toán cao cấp. Tuy nhiên, thí sinh cần có khả năng tư duy toán học và kỹ năng giải bài tập ở trình độ nhất định.