Hệ thống sinh dục của nữ giới gồm có hai bộ phận trong và ngoài.
1. Bộ máy sinh dục ngoài
Bộ máy sinh dục ngoài còn được gọi là âm hộ, là bộ phận lộ ra bên ngoài của bộ máy sinh dục nữ, bao gồm vùng mu, môi lớn môi bé, âm vật, tiền đình, tuyến lớn tiền đình và màng trinh… Một đệm tổ chức mỡ dày lên ở phía trên khớp mu, sau khi dậy thì lông mọc lên che phủ trên bề mặt, gọi là vùng mu. Do vùng mu kéo dài xuống phía dưới, tạo thành hai nếp gấp to của da và mỡ ở phía trong háng, gọi là môi lớn. Khi ở trong trạng thái không hưng phấn, hai môi lớn khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và niệu đạo. Môi nhỏ là hai nếp gấp da màu phấn hông ở phía trong môi lớn, ở đây phân bố rất nhiều dây thần kinh, khá nhạy cảm.
Ở phụ nữ chưa kết hôn thì môi nhỏ khép lại, có tác dụng bảo vệ âm đạo và bộ máy sinh dục bên trong cơ thể, ở đầu trên giữa hai môi nhỏ, có một bộ phận nhô lên cương cứng và xốp dạng như hạt đậu to, có nhiều dây thần kinh, rất nhạy cảm, hưng phấn mạnh về giới tính, là bộ phận quan trọng gây ra những hưng phấn giới tính. Vùng có hình quả trám nằm giữa hai môi bé được gọi là tiền đình. Phía trước là âm vật, phía sau là dây chằng âm vật. Trong vùng này còn có lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và tuyến lớn tiền đình (còn gọi là tuyến Bartholin). Tuyến lớn tiền đình nằm ở đằng sau môi lớn, phân bố ở hai bên, có lỗ thông vào khoảng giữa môi bé và màng trinh, bằng hạt đậu, khi giao hợp tiết ra chất dính nhầy, có tác dụng bôi trơn cửa âm đạo. Ở chỗ giáp ranh giữa cửa âm đạo và tiền đình, có một lớp màng mỏng hình tròn hoặc hình bán nguyệt có một lỗ nhỏ ở giữa gọi là màng trinh. Sau khi kết hôn, màng trinh bị phá rách mà tạo thành vết rách của màng trinh. Cũng có những nữ thanh niên chưa giao hợp lần nào nhưng do hoạt động quá mạnh và bị ngoại thương mà cũng rách màng trinh.
2. Bộ máy sinh dục trong
Bộ máy sinh dục trong là bộ phận nội tạng của bộ máy sinh dục, bao gồm âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Âm đạo là một ống cơ đi từ bộ phận sinh dục ngoài vào tới tử cung. Đầu dưới thông với phía sau tiền đình của âm đạo, đầu trên bọc xung quanh cổ tử cung, thành trước dài khoảng 7 đến 9 cm, thành sau dài khoảng 10 đến 12 cm. Thành âm đạo có rất nhiều nếp gấp và các sợi dây dọc có sức đàn hồi nên có sức co giãn rất lớn. Thành âm đạo lại có nhiều chùm tĩnh mạch, nên khi bị tổn thương cục bộ thì dễ chảy máu hoặc tụ máu. Màng nhày của âm đạo chịu ảnh hưởng của nội tiết tố oestrogen, nhưng lại thay đổi mang tính chu kỳ. Khi giao hợp, các mạch máu xung quanh âm đạo được xung nạp dồi dào, chất nhầy tiết ra làm trơn âm đạo. Âm đạo là ống dẫn tinh trùng vào, thoát máu hành kinh ra ngoài và sinh ra thai nhi, và cũng là bộ phận giao hợp.
Tử cung là một khoang cơ rỗng, nằm lọt giữa khoang chậu có hình giống quả lê đặt ngược, phần đầu dưới nhỏ hẹp là cổ tử cung, thông với âm đạo. Phần đầu trên to dày gọi là đáy tử cung, đoạn giữa là thân tử cung, hai sừng tử cung ở hai bên thông với ống dẫn trứng. Chiều dài tử cung của người thành niên vào khoảng 7,5 cm rộng 5 cm, dày 2,5 cm, nặng khoảng 50 gam. Bề mặt phía trong của khoang tử cung có một lớp màng nhầy, gọi là niêm mạc tử cung. Do ảnh hưởng chất kích thích của buồng trứng, niêm mạc tử cung biến đổi theo chu kỳ, tự bong ra thành kinh nguyệt. Cho nên nói, tử cung là nơi sinh ra kinh nguyệt và mang thai cho đến khi thai lớn đủ tháng đủ ngày, ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi Fallôpe) là một cặp đường ống nhỏ dài mà cong, đầu trong thông với tử cung, đầu ngoài tự do di động, có vòi thông với khoang hình phễu, gần với buồng trứng, ống dài khoảng 8 đến 12 cm. Vai trò của ống dẫn trứng là nhận trứng rụng từ buồng trứng, giúp trứng có cơ hội thụ tinh và đưa trứng vào làm tổ trong khoang tử cung.
Buồng trứng nằm ở mặt sau của dây chằng rộng treo hai bên tử cung, có hình dạng giống như quả chà là (tức là hình bầu dục dẹt) ở đầu dưới của ống dẫn trứng. Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ. Tuy nó không nặng đến 5 hoặc 6 gam, nhưng lại là nơi sản sinh ra tế bào trứng và tiết ra nội tiết tố oestrogen. Hoạt động bình thường của buồng trứng có quan hệ tới chức năng sinh con và sinh lý của cuộc đời phụ nữ.
(còn tiếp)