Ung thư phổi là một trong 9 bệnh lý ung thư phổ biến, khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì triệu chứng không rõ ràng. Một số trường hợp có dấu hiệu rất nhẹ, trong khi người khác thậm chí không có biểu hiện. Dấu hiện thường thấy là ho có máu; khó thở, thở khò khè; đau ở ngực hay vai; giảm cân không rõ lý do; mệt mỏi, yếu; sưng mặt, cổ và tay.
Theo Tổ chức ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 ca ung thư phổi, với hơn 23.000 trường hợp tử vong. Khoảng 90% bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá. Bác sĩ Chin Tan Min từ Parkway Cancer Centre cho rằng tỷ lệ mắc bệnh này ở người không hút thuốc đang gia tăng.
Một nghiên cứu tại Singapore chỉ ra tỷ lệ ung thư phổi tăng từ 31% thời điểm 1999-2002 lên 48% trong giai đoạn 2008-2011. Điều này cho thấy có nhiều nguy cơ khác, ngoài hút thuốc gây bệnh lý này.

Minh họa khối u ung thư phổi. Ảnh:Unplash
Bác sĩ ung thư nội khoa Chin Tan Min liệt kê 4 nguyên nhân sau:
Ô nhiễm không khí
Các hạt bụi mịn PM2.5 trong sương mù (hoặc khói bụi) và các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà (khói từ đốt nhiên liệu rắn) có thể tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc.
Theo WHO, đốt nhiên liệu rắn (gỗ, than trong bếp thông thường) có khả năng là nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà lớn nhất toàn cầu. Các loại nhiên liệu này thải ra lượng lớn chất gây ô nhiễm gồm: carbon monoxide (CO), oxit nitơ (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx), benzen.
"Việc phơi nhiễm lâu dài các chất này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và ung thư phổi", bác sĩ Chin Tan Min nói.
Tiếp xúc khói thuốc lá thụ động
Các nghiên cứu tại Singapore chỉ ra khói thuốc lá (còn gọi khói thuốc lá thụ động) liên quan nhiều bệnh lý, điển hình là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen suyễn, tim, ung thư mũi xoang, nhất là ung thư phổi.
Một số độc chất từ môi trường
Theo WHO, ước tính khoảng 3-14% trường hợp ung thư phổi liên quan radon - loại khí phóng xạ tự nhiên có thể xuất hiện trong môi trường sống, nhà ở, trường học, nơi làm việc. Các độc chất khác có thể là amiăng, crom, asen...
Di truyền
Bác sĩ Chin Tan Min cho biết người có tiền sử gia đình mắc ung thư có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn bình thường, nghĩa là yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng.
"Một số gen được phát hiện, thường gặp ở gia đình có tiền sử ung thư phổi. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần được nghiên cứu thêm và chưa hiểu rõ hoàn toàn", chuyên gia nói.

Bác sĩ Chin Tan Min với 25 năm kinh nghiệm, thực hiện nhiều nghiên cứu lâm sàng về bệnh. Hiện bà là thành viên Hiệp hội Ung thư tại Singapore, hiện điều trị ung thư nội khoa tại Parkway Hospitals Singapore. Ảnh: PCC
Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nhưng khi phát hiện muộn (giai đoạn III, IV), tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 5%. Tại Việt Nam, ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao do thường được chẩn đoán muộn vì diễn tiến âm thầm. Do đó, tầm soát sớm là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tầm soát ung thư phổi định kỳ hàng năm, đặc biệt với người từ 50-80 tuổi; đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm; thường xuyên hít phải khói thuốc; có người thân mắc ung thư phổi; hoặc từng phơi nhiễm khí radon.
Đông Vệ
Văn phòng đại diện Parkway Hospitals Singapore tại TP HCM tổ chức tư vấn miễn phí các bệnh lý ung thư phổi, vú, gan, dạ dày, đường tiêu hóa. Bác sĩ Chin Tan Min - chuyên gia ung thư nội khoa - trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc.
Đăng ký tại văn phòng đại diện ở phòng 311, lầu 3, block B, 181 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP HCM.
Điện thoại: (84) 28. 3636 5991 - 028. 3636 5994
Hotline: 0983 949 702
Email: hochiminh.vn@ihhhealthcare.com
Fanpage: https://www.facebook.com/ParkwayHospitalsSGHoChiMinh