Nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Kinh, Khmer và Chăm, mang vẻ đẹp bí ẩn với nhiều du khách. Một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ là Chùa Dơi, hay Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là phúc đức.
Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính thuộc phường 3, TP Sóc Trăng. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, cổ kính, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên và những sự tích huyền bí.
Nằm ở hạ nguồn sông Hậu, Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Hoa, Kinh, Khmer và Chăm, mang vẻ đẹp bí ẩn với nhiều du khách. Một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ là Chùa Dơi, hay Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là phúc đức.
Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính thuộc phường 3, TP Sóc Trăng. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, cổ kính, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên và những sự tích huyền bí.
Xung quanh chùa có một cánh rừng chủ yếu là các cây sao và dầu, trong đó có hàng ngàn con dơi sinh sống. Mỗi chiều, dơi kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật nên cần bảo vệ chúng.
Trong khuôn viên chùa có một ao lớn, cây cối bao quanh năm phủ bóng mát. Ảnh: Thanh Tính
Xung quanh chùa có một cánh rừng chủ yếu là các cây sao và dầu, trong đó có hàng ngàn con dơi sinh sống. Mỗi chiều, dơi kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật nên cần bảo vệ chúng.
Trong khuôn viên chùa có một ao lớn, cây cối bao quanh năm phủ bóng mát. Ảnh: Thanh Tính
Những họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn.
Những họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn.
Chùa Chén Kiểu hay Wath Sro Loun, được dựng nên từ lá cây năm 1815. Đến năm 1969, chùa được tu tạo với kiến trúc như ngày nay.
Chùa Chén Kiểu hay Wath Sro Loun, được dựng nên từ lá cây năm 1815. Đến năm 1969, chùa được tu tạo với kiến trúc như ngày nay.
Do thiếu vật liệu trong quá trình xây dựng, các nhà sư đã quyên góp chén, dĩa từ bà con trong vùng để ốp lên tường. Ý tưởng này giúp tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng.
Chùa tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách trung tâm Sóc Trăng khoảng 12 km.Do thiếu vật liệu trong quá trình xây dựng, các nhà sư đã quyên góp chén, dĩa từ bà con trong vùng để ốp lên tường. Ý tưởng này giúp tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng.
Chùa tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách trung tâm Sóc Trăng khoảng 12 km.Chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, có tên đầy đủ là chùa Botum Vongsa Som Rong. Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa thu hút đông đảo du khách tìm đến hành hương và check-in.
Trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm, phúc hậu với kích thước dài 63m, cao 22,5m và đặt trên cao khoảng 28m so với mặt đất.
Chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, có tên đầy đủ là chùa Botum Vongsa Som Rong. Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa thu hút đông đảo du khách tìm đến hành hương và check-in.
Trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm, phúc hậu với kích thước dài 63m, cao 22,5m và đặt trên cao khoảng 28m so với mặt đất.
Nét độc đáo ở ngôi tháp chính chùa Som Rong là màu sơn. Thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi. Bên trong tháp là tượng Phật đang tọa trên đài sen. Chánh điện chùa Som Rong mang nhiều màu sắc và chi tiết của Phật giáo Nam Tông.
Nét độc đáo ở ngôi tháp chính chùa Som Rong là màu sơn. Thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi. Bên trong tháp là tượng Phật đang tọa trên đài sen. Chánh điện chùa Som Rong mang nhiều màu sắc và chi tiết của Phật giáo Nam Tông.
Chùa Đay Om Pu tọa lạc tại ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1951 và khánh thành vào năm 1957. Đến đây, du khách sẽ ngỡ như đang ở xứ sở chùa vàng Thái Lan. Chùa có màu vàng đặc trưng của văn hóa Khmer, càng trở nên nổi bật khi bao bọc xung quanh là những cây thốt nốt và cây cối xanh tươi. Phần mái chùa được tô điểm bởi màu xanh của trang phục tiên nữ Kâyno.
Chùa Đay Om Pu tọa lạc tại ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1951 và khánh thành vào năm 1957. Đến đây, du khách sẽ ngỡ như đang ở xứ sở chùa vàng Thái Lan. Chùa có màu vàng đặc trưng của văn hóa Khmer, càng trở nên nổi bật khi bao bọc xung quanh là những cây thốt nốt và cây cối xanh tươi. Phần mái chùa được tô điểm bởi màu xanh của trang phục tiên nữ Kâyno.
Một góc hành lang trong chùa với hệ cột, tường điêu khắc công phu.
Tượng Phật thiền định với nét trang trí tinh xảo. Nếu bạn đến chùa dịp lễ, sẽ thấy rất nhiều phật tử và người dân đến hành hương và cầu an.
Tượng Phật thiền định với nét trang trí tinh xảo. Nếu bạn đến chùa dịp lễ, sẽ thấy rất nhiều phật tử và người dân đến hành hương và cầu an.
Thanh Thu
Ảnh: Thanh Tính, Quang Du Hý