Khu vực đình thần Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá tấp nập chiều 27/9. Lễ giỗ lần 156 bắt đầu từ 28/9 đến 30/9 song công tác chuẩn bị, dựng rạp, tiếp đãi khách đã sẵn sàng từ nhiều ngày trước.
Khu vực đình thần Nguyễn Trung Trực, TP Rạch Giá tấp nập chiều 27/9. Lễ giỗ lần 156 bắt đầu từ 28/9 đến 30/9 song công tác chuẩn bị, dựng rạp, tiếp đãi khách đã sẵn sàng từ nhiều ngày trước.
Tính đến chiều 27/9, Ban bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực tiếp nhận trên 110 tấn gạo, 6,5 tấn nếp, 11 tấn đậu nành và 200 tấn rau, củ, quả. Số lượng tiếp nhận năm nay gấp đôi năm ngoái.
Tính đến chiều 27/9, Ban bảo vệ Di tích lịch sử văn hóa mộ và đình Nguyễn Trung Trực tiếp nhận trên 110 tấn gạo, 6,5 tấn nếp, 11 tấn đậu nành và 200 tấn rau, củ, quả. Số lượng tiếp nhận năm nay gấp đôi năm ngoái.
Ông Nguyễn Văn Củi (góc phải), mang hai xe chở rau củ khoảng 6 tấn và 500 kg gạo, từ huyện Chợ Mới, An Giang đến đình thần đóng góp cho các bếp ăn phục vụ người dân.
Theo ông, số lương thực, rau củ vận động từ tiểu thương các chợ và nhà hảo tâm góp kinh phí. "Sáng chúng tôi đi gom rau củ, gạo rồi lên đường đến đây mất hơn hai tiếng. Đội xe ai cũng mướt mồ hôi song rất phấn khởi", ông Củi chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Củi (góc phải), mang hai xe chở rau củ khoảng 6 tấn và 500 kg gạo, từ huyện Chợ Mới, An Giang đến đình thần đóng góp cho các bếp ăn phục vụ người dân.
Theo ông, số lương thực, rau củ vận động từ tiểu thương các chợ và nhà hảo tâm góp kinh phí. "Sáng chúng tôi đi gom rau củ, gạo rồi lên đường đến đây mất hơn hai tiếng. Đội xe ai cũng mướt mồ hôi song rất phấn khởi", ông Củi chia sẻ.
Từng người được bố trí các công việc cụ thể, phân ra từng khu vực như khu tiếp nhận vật phẩm tế lễ, sơ chế, nấu nướng, phục vụ.
Các món ăn được chế biến nóng hổi, hầu hết là món chay. Khách dâng hương xong ngồi vào bàn sẽ có người dọn sẵn món.
Từng người được bố trí các công việc cụ thể, phân ra từng khu vực như khu tiếp nhận vật phẩm tế lễ, sơ chế, nấu nướng, phục vụ.
Các món ăn được chế biến nóng hổi, hầu hết là món chay. Khách dâng hương xong ngồi vào bàn sẽ có người dọn sẵn món.
Xôi lá cẩm trộn thêm dừa chuẩn bị phát cho người dân đi lễ. Ngoài cơm, nhiều món bánh dân gian, nước ngọt, cà phê cũng được phục vụ miễn phí.
Xôi lá cẩm trộn thêm dừa chuẩn bị phát cho người dân đi lễ. Ngoài cơm, nhiều món bánh dân gian, nước ngọt, cà phê cũng được phục vụ miễn phí.
Tổ phục vụ cơm chay liên tục mang cơm nóng ra phục vụ người dân đi lễ giỗ.
Nồi canh chua chay lớn được các thành viên tổ phục vụ mang ra trại cơm số 3. Tại đây, từng bàn được bày sẵn thức ăn để chờ mang ra cho người dân thưởng thức.
Nồi canh chua chay lớn được các thành viên tổ phục vụ mang ra trại cơm số 3. Tại đây, từng bàn được bày sẵn thức ăn để chờ mang ra cho người dân thưởng thức.
Hàng trăm người dùng cơm chay tại lễ giỗ. Gia đình chị Diệp, ở thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang sau khi thắp hương đã cùng nhau dùng cơm miễn phí.
Chị Diệp nói cơm canh nấu ngon miệng, sạch sẽ. "Tham gia lễ hội chúng tôi chỉ tốn chi phí đi lại. Vào đây từ đồ ăn, thức uống đều được miễn phí", chị Diệp nói.
Hàng trăm người dùng cơm chay tại lễ giỗ. Gia đình chị Diệp, ở thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang sau khi thắp hương đã cùng nhau dùng cơm miễn phí.
Chị Diệp nói cơm canh nấu ngon miệng, sạch sẽ. "Tham gia lễ hội chúng tôi chỉ tốn chi phí đi lại. Vào đây từ đồ ăn, thức uống đều được miễn phí", chị Diệp nói.
Khoảng 1.350 chiếc võng được bố trí ngay cạnh đình thần, phục vụ người dân nghỉ ngơi, thường xuyên kín chỗ.
Chị Nguyễn Thị Loan đến từ thị xã Tân Châu, An Giang, cho biết đã cùng 7 chị em trong gia đình đến dự lễ giỗ hôm 27/9. Sau khi thắp hương, nhóm của chị chưa vội về mà đăng ký nấu nướng phục vụ người đi lễ.
"Mấy chị em đi xe máy đến đây, ở lại hai hôm nữa mới về. Dù mệt nhưng rất vui'', chị Loan cho biết.
Khoảng 1.350 chiếc võng được bố trí ngay cạnh đình thần, phục vụ người dân nghỉ ngơi, thường xuyên kín chỗ.
Chị Nguyễn Thị Loan đến từ thị xã Tân Châu, An Giang, cho biết đã cùng 7 chị em trong gia đình đến dự lễ giỗ hôm 27/9. Sau khi thắp hương, nhóm của chị chưa vội về mà đăng ký nấu nướng phục vụ người đi lễ.
"Mấy chị em đi xe máy đến đây, ở lại hai hôm nữa mới về. Dù mệt nhưng rất vui'', chị Loan cho biết.
Hàng nghìn người đổ về đình Nguyễn Trung Trực dâng hương, xem múa lân và thưởng thức tiệc chay miễn phí trong ngày 27/9.
Theo ban tổ chức, lễ hội năm nay dự kiến đón một triệu lượt khách, tương đương năm ngoái.
Phần chính lễ bắt đầu từ chiều 28/9 với lễ dâng hương. Phần hội bắt đầu từ tối cùng ngày và kéo dài trong 3 ngày với các nghi lễ cổ truyền thượng đại kỳ, tế hương đàn; hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống có đờn ca tài tử, lân sư rồng, trống hội, hát múa dân gian, thả đèn hoa đăng và các hội thi.
Hàng nghìn người đổ về đình Nguyễn Trung Trực dâng hương, xem múa lân và thưởng thức tiệc chay miễn phí trong ngày 27/9.
Theo ban tổ chức, lễ hội năm nay dự kiến đón một triệu lượt khách, tương đương năm ngoái.
Phần chính lễ bắt đầu từ chiều 28/9 với lễ dâng hương. Phần hội bắt đầu từ tối cùng ngày và kéo dài trong 3 ngày với các nghi lễ cổ truyền thượng đại kỳ, tế hương đàn; hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống có đờn ca tài tử, lân sư rồng, trống hội, hát múa dân gian, thả đèn hoa đăng và các hội thi.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại phủ Tân An nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ông tham gia nghĩa quân chống Pháp và lập nên nhiều chiến công.
Tháng 9/1868, ông bị giặc bắt, mặc cho chúng ra sức chiêu dụ, vẫn hiên ngang nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Biết không thể khuất phục, giặc xử chém ông tại Rạch Giá.
Cảm phục và tôn kính người anh hùng của dân tộc Nguyễn Trung Trực, người dân lập bài vị thờ ông tại Lăng Cá Ông. Hàng năm lễ giỗ của ông được tổ chức với quy mô lễ hội lớn ở Kiên Giang và khu vực, thu hút hàng triệu lượt người tham dự. Ngoài là lễ hội truyền thống nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào truyền thống dân tộc, sự kiện cũng quảng bá con người, điểm đến ở Kiên Giang tới du khách. Năm 2023, lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838, tại phủ Tân An nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ông tham gia nghĩa quân chống Pháp và lập nên nhiều chiến công.
Tháng 9/1868, ông bị giặc bắt, mặc cho chúng ra sức chiêu dụ, vẫn hiên ngang nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây". Biết không thể khuất phục, giặc xử chém ông tại Rạch Giá.
Cảm phục và tôn kính người anh hùng của dân tộc Nguyễn Trung Trực, người dân lập bài vị thờ ông tại Lăng Cá Ông. Hàng năm lễ giỗ của ông được tổ chức với quy mô lễ hội lớn ở Kiên Giang và khu vực, thu hút hàng triệu lượt người tham dự. Ngoài là lễ hội truyền thống nhằm giáo dục lòng yêu nước, tự hào truyền thống dân tộc, sự kiện cũng quảng bá con người, điểm đến ở Kiên Giang tới du khách. Năm 2023, lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngọc Tài