Lễ cúng Tiểu đàn vía Đức Phật Mẫu lúc 0h của đạo Cao Đài. Video: Tuấn Việt
Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.
Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).
Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.
Tối 14, rạng sáng 15/8 Âm lịch (Rằm tháng Tám), 30.000 chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Cao Đài đổ về Đền thánh Cao Đài Tây Ninh để dự lễ cúng Tiểu đàn. Đây là một trong những nghi thức lễ đầu tiên và quan trọng trong Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023.
Hội yến Diêu Trì Cung (vía Đức Phật Mẫu) là một trong hai lễ lớn nhất trong năm (cùng lễ vía Đức Chí Tôn vào 9 tháng Giêng Âm lịch) của đạo Cao Đài, với sự tham dự của 100.000-200.000 người. Thông thường các tín đồ từ các tỉnh thành đã hành hương về nội ô Tòa thánh Tây Ninh trước đó cả tuần. Năm nay, đại lễ được tổ chức trong hai ngày 29-30/9, tức 15 và 16 tháng 8 Âm lịch (Tết trung thu).
Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung có xuất xứ xa xưa, theo một tích cổ vua Hán Vũ Đế tiếp đón Đức Phật Mẫu trong đêm Rằm tháng Tám, sau được đạo Cao Đài đón nhận, nâng cao thành một phần quan trọng trong giáo lý và nghi lễ.
Nhiều nữ tín đồ chuẩn bị trang phục để vào Đền thánh cúng Tiểu đàn. Theo nghi thức đạo Cao Đài, trang phục nam nữ đều mặc áo dài trắng, thể hiện bản tính giản dị, khiêm tốn, thanh cao về tinh thần.
Giáo sư Hương Lộc (bìa phải) từ TP Hà Nội vượt 2.000 km vào Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023 từ ba hôm trước. "Chúng con ở xa xôi, nhớ ngày Đại lễ của Mẹ nên dâng những sản phẩm, tấm lòng dâng lên Mẹ", bà Lộc nói khi mắt hướng về Đền thánh.
Nhiều nữ tín đồ chuẩn bị trang phục để vào Đền thánh cúng Tiểu đàn. Theo nghi thức đạo Cao Đài, trang phục nam nữ đều mặc áo dài trắng, thể hiện bản tính giản dị, khiêm tốn, thanh cao về tinh thần.
Giáo sư Hương Lộc (bìa phải) từ TP Hà Nội vượt 2.000 km vào Tây Ninh để dự Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung 2023 từ ba hôm trước. "Chúng con ở xa xôi, nhớ ngày Đại lễ của Mẹ nên dâng những sản phẩm, tấm lòng dâng lên Mẹ", bà Lộc nói khi mắt hướng về Đền thánh.
Đúng 0h, các chức sắc mặc áo màu xanh, đỏ, vàng tiến vào Đền thánh để cúng Vía Đức Phật Mẫu - Người Mẹ Thiêng liêng.
Tòa thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo lớn nhất của đạo Cao Đài, tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, cách TP Tây Ninh khoảng 4 km. Khuôn viên tòa thánh rộng hơn một km2 với những con đường thênh thang liên kết các kiến trúc với nhau.
Tòa thánh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Công trình có diện tích hơn 2.000 m2, nổi bật với hai lầu chuông và trống cao 25 m.
Đúng 0h, các chức sắc mặc áo màu xanh, đỏ, vàng tiến vào Đền thánh để cúng Vía Đức Phật Mẫu - Người Mẹ Thiêng liêng.
Tòa thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo lớn nhất của đạo Cao Đài, tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, cách TP Tây Ninh khoảng 4 km. Khuôn viên tòa thánh rộng hơn một km2 với những con đường thênh thang liên kết các kiến trúc với nhau.
Tòa thánh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Công trình có diện tích hơn 2.000 m2, nổi bật với hai lầu chuông và trống cao 25 m.
Lễ cúng Tiểu đàn tổ chức bên trong Đền thánh Cao Đài Tây Ninh nguy nga, lộng lẫy rộng chừng 2.000 m2.
Tiểu đàn là một trong ba hình thức lễ cúng của đạo Cao Đài (Tiểu đàn, Trung đàn và Đại đàn). Trong đó, các nghi tiết Tiểu đàn đơn giản hơn, vì không lập ngoại nghi (nghi thức chuẩn bị lễ phẩm trước bàn Hộ pháp để các lễ sĩ đăng điện lên trước Thiên bàn dâng cho chủ lễ hiến cúng)...
Lễ cúng Tiểu đàn tổ chức bên trong Đền thánh Cao Đài Tây Ninh nguy nga, lộng lẫy rộng chừng 2.000 m2.
Tiểu đàn là một trong ba hình thức lễ cúng của đạo Cao Đài (Tiểu đàn, Trung đàn và Đại đàn). Trong đó, các nghi tiết Tiểu đàn đơn giản hơn, vì không lập ngoại nghi (nghi thức chuẩn bị lễ phẩm trước bàn Hộ pháp để các lễ sĩ đăng điện lên trước Thiên bàn dâng cho chủ lễ hiến cúng)...
Trong đêm cúng, đội Nhạc lễ cử hành lời kinh nam ai, nam xuân ngân nga để phục vụ nghi lễ.
Đầu Sư Thượng Tám Thanh, Chưởng Quản Hội Thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh thực hiện nghi thức cúng Tiểu đàn bên trong Đền thánh.
Đầu Sư Thượng Tám Thanh, Chưởng Quản Hội Thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh thực hiện nghi thức cúng Tiểu đàn bên trong Đền thánh.
Nét mặt thành tâm của người hiến lễ, tất cả hòa chung thành khối đức tin, dâng lên các đấng thiêng liêng.
Tôn chỉ của đạo Cao Đài là lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo.
Nét mặt thành tâm của người hiến lễ, tất cả hòa chung thành khối đức tin, dâng lên các đấng thiêng liêng.
Tôn chỉ của đạo Cao Đài là lấy sự thương yêu làm nền tảng, lấy nhân nghĩa làm phương châm hành đạo, lấy việc phụng sự chúng sinh làm hành động, lấy sự cứu rỗi các chơn linh làm cứu cánh, phấn đấu xây dựng một xã hội đạo đức, an lạc bằng tinh thần thương yêu đồng đạo.
Sau đàn cúng, Đầu Sư Thượng Tám Thanh, thuyết đạo trước toàn thể chức sắc, chức việc và hàng nghìn tín đồ đang tham gia lễ cúng Tiểu đàn.
Dự kiến 18h30 hôm nay, Đại lễ chính thức khai mạc với các nghi lễ rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Lân Quy Phụng, dâng mâm ngũ quả.
Sau đàn cúng, Đầu Sư Thượng Tám Thanh, thuyết đạo trước toàn thể chức sắc, chức việc và hàng nghìn tín đồ đang tham gia lễ cúng Tiểu đàn.
Dự kiến 18h30 hôm nay, Đại lễ chính thức khai mạc với các nghi lễ rước Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương, múa Long Lân Quy Phụng, dâng mâm ngũ quả.
Ngoài các tín đồ đạo Cao Đài, hàng nghìn người dân, du khách thập phương cũng đổ về theo dõi nghi thức cúng Tiểu đàn tại Đền thánh rạng sáng 29/9 (15 Tháng 8 Âm lịch).
"Nhóm chúng tôi ở Bến Tre lên du lịch núi Bà Đen đúng dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung nên tranh thủ ghé xem để hiểu thêm văn hóa của người Tây Ninh", chị Hằng, 36 tuổi, cho biết.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 1 pháp môn Cao Đài, tổng cộng có khoảng 2,4 triệu tín đồ, xếp thứ tư trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Trong đó, riêng Cao Đài Tây Ninh có hơn một triệu tín đồ, phạm vi hoạt động ở 35 tỉnh, thành phố...
Ngoài các tín đồ đạo Cao Đài, hàng nghìn người dân, du khách thập phương cũng đổ về theo dõi nghi thức cúng Tiểu đàn tại Đền thánh rạng sáng 29/9 (15 Tháng 8 Âm lịch).
"Nhóm chúng tôi ở Bến Tre lên du lịch núi Bà Đen đúng dịp Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung nên tranh thủ ghé xem để hiểu thêm văn hóa của người Tây Ninh", chị Hằng, 36 tuổi, cho biết.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 1 pháp môn Cao Đài, tổng cộng có khoảng 2,4 triệu tín đồ, xếp thứ tư trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Trong đó, riêng Cao Đài Tây Ninh có hơn một triệu tín đồ, phạm vi hoạt động ở 35 tỉnh, thành phố...
Thanh Tùng - Phước Tuấn