Mang thai là hành trình kỳ diệu mà mẹ và bé cùng nhau trải qua. Đó còn là bài học quan trọng mà mẹ phải "trang bị" kiến thức ngay từ những ngày đầu biết mình mang sinh linh trong bụngDưới đây là 3 điều mẹ cần tiến hành sớm khi bắt đầu mang thai bé.
1. Khám thai
Ở lần khám đầu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm kiểm tra huyết áp, nhịp tim, cân nặng và phụ khoa cho mẹ. Theo các bác sĩ sản-nhi thì lần khám đầu tiên này rất quan trọng vì họ sẽ kiểm tra toàn diện sức khỏe của mẹ để chuẩn bị đầy đủ cho hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày sắp tới. Thông thường mẹ sẽ được chỉ định siêu âm ngả âm đạo để xác định vị trí thai (để phòng trường hợp thai nằm ngoài tử cung), số lượng thai, tuổi thai và tim thai. Khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào về sức khỏe, mẹ sẽ được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời. Vào lần khám thai này, mẹ sẽ được cho biết ngày dự sinh của bé, tức là ngày bé tròn 40 tuần trong bụng mẹ.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vì lúc này mẹ đã bắt đầu "ăn cho hai người", nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn cao hơn so với thông thường. Mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý được tư vấn bởi các bác sĩ, giữ tỷ lệ cân đối calo giữa các chất (bữa ăn gồm một phần đạm, 3 phần béo và 6 phần bột - đường).
Trong những tháng đầu tiên mang thai mẹ thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn nên sữa sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất cần thiết. Mẹ nên chọn loại sữa có hàm lượng đúng DHA để giúp bé phát triển tối ưu về trí não và thị giác ngay trong bụng mẹ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung hàm lượng đúng DHA trong giai đoạn thai kỳ cũng sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và tai biến tiền sản. Theo khuyến cáo của các tổ chức Lương nông Thế giới và tổ chức Y Tế thế giới (FAO/WHO), mẹ mang thai cần bổ sung hệ dưỡng chất với hàm lượng đúng Choline và DHA mỗi ngày để bé phát huy tối đa khả năng trí tuệ về sau.
3. Vận động hợp lý
Đi bộ buổi sáng, bơi lội, yoga là những môn thể thao có hoạt động nhẹ nhàng được khuyến khích mẹ tập trong lúc thai kỳ. Việc tập thể dục thường xuyên các bài tập này sẽ giúp mẹ khỏe khoắn hơn, giảm các triệu chứng phù nề, đau lưng, chuột rút, táo bón… Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên, mẹ nên tránh những hoạt động mạnh, những chuyến du lịch dài ngày và phải ngồi lâu trên xe ôtô… Vì những việc này sẽ tăng thêm sự mệt mỏi và dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sanh non. Ngoài ra, mẹ nên đăng ký một lớp học tiền sản tại một cơ sở sản khoa để trang bị đầy đủ kiến thức nhằm chăm sóc bản thân và bé tốt hơn.
Trong những tháng giữa thai kỳ, bé đã có thể học hỏi ngay từ trong bụng mẹ. Vì vậy, bên cạnh nguồn dinh dưỡng thiết yếu hằng ngày, mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là DHA và Choline để giúp bé hoàn thiện sự phát triển trí não và các giác quan, từ đó bé học hỏi nhanh hơn dù vẫn trong bụng mẹ. |
Ngọc Bích