Hội thảo tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây |
Chiếm phần lớn trong nền kinh tế (hơn 97%), các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn động lực phát triển cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, với quy mô vốn nhỏ, các doanh nghiệp này gặp nhiều thách thức trong việc mở rộng cơ hội kinh doanh, khó khai thác triệt để các cơ hội đầu tư sinh lời và thực hiện chuyển đổi số.
Thiếu vốn
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có nguồn vốn lưu động đủ lớn, số lượng lao động thấp. Do đó, các doanh nghiệp này dễ bị ảnh hưởng trước những biến động thị trường, cũng như khó chủ động trong các cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thống còn hạn chế, do doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, thiếu kế hoạch kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, theo TS Lê Duy Bình, Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thiết lập được lịch sử tín dụng có tính thuyết phục với tổ chức cho vay hay ngân hàng.
"Thống kê cho thấy, có tới 75% doanh nghiệp đang hoạt động chưa từng có tín dụng với ngân hàng, đồng nghĩa chỉ khoảng 25% doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận vốn vay ngân hàng", TS Lê Duy Bình cho biết.
Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động, khiến việc mở rộng sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Đặc biệt trong các mùa vụ cao điểm có sức mua thị trường tăng cao, thiếu vốn lưu động sẽ trở thành "điểm yếu" làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khó mở rộng thị trường
Thiếu vốn lưu động có thể khiến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại có chu kỳ kinh doanh ngắn, cần bổ sung nguồn vốn lưu động liên tục để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.
Ồng Tuấn Anh, chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất màng nhựa, bao bì cho biết, giai đoạn cuối năm, số lượng đơn hàng tăng mạnh, doanh nghiệp phải gia tăng sản xuất để cung cấp sản phẩm kịp thời cho đối tác. Tuy nhiên, việc nhập thêm nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân tăng ca đòi hỏi nguồn vốn lưu động lớn.
"Nếu không huy động được vốn, chúng tôi không thể đáp ứng được hết các đơn hàng của đối tác, như thế cơ hội kinh doanh sẽ dần mất vào tay đối thủ khác", ông Tuấn Anh chia sẻ.
Hạn chế trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiếu vốn đầu tư, hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu nhân sự xây dựng quy trình vận hành chuẩn, tâm lý ngại đổi mới.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Hòa, giám đốc một công ty xuất khẩu nông sản cho biết, anh đã nghe nhiều về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, anh vẫn thực sự không rõ cách thức chuyển đổi số như thế nào, không biết nên bắt đầu chuyển đổi số từ hoạt động nào của doanh nghiệp, hơn nữa doanh nghiệp không có đủ chi phí để đầu tư công nghệ, số hóa.
"Chúng tôi chưa có kế hoạch chuyển đổi số do còn hạn chế tài chính, nhân sự và không biết cách làm. Trước mắt, chúng tôi chỉ tập trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất để theo kịp các đơn hàng", anh Hòa chia sẻ.
Có thể thấy, hầu hết những thách thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa đều bắt nguồn từ việc thiếu vốn. Đặt trong bối cảnh mua kinh doanh cao điểm tăng cao, vấn đề này càng trở thành câu chuyện lưu tâm của doanh nghiệp.
Nắm bắt tâm lý doanh nghiệp, đặc biệt là trong những giai đoạn thị trường mở ra nhiều cơ hội, hiện nay, các ngân hàng thương mại cung cấp đa dạng các gói giải pháp tín dụng phù hợp với mọi nhu cầu của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung và dài hạn với thủ tục đơn giản và nhanh chóng, lãi suất cạnh tranh.
Tiêu biểu như MSB cung cấp gói vay tín chấp online tới 15 tỷ đồng, phê duyệt hồ sơ chỉ trong 3 ngày làm việc, lãi suất cạnh tranh, quy trình đăng ký và giải ngân hoàn toàn trực tuyến. Gói tín dụng áp dụng cho nhiều ngành nghề kinh doanh với đa dạng mục đích: Vay bổ sung vốn lưu động, thấu chi, thẻ tín dụng...
Sau khi tiếp cận được nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp cần quản lý dòng tiền hiệu quả nhằm giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, tránh bội chi hoặc sử dụng sai quỹ chi. Đồng hành cùng doanh nghiệp tiếp cận vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, MSB phối hợp cùng VNexpress triển khai thực hiện Hội thảo "Nắm bắt cơ hội trong biến động: Chiến lược dành riêng cho doanh nghiệp SMEs" vào ngày 20/9/2022.
Tham gia Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được trao đổi với các chuyên gia kinh tế, tài chính ngân hàng và các chủ doanh nghiệp thành công để cùng tháo gỡ những nút thắt về vốn, chia sẻ kinh nghiệm mở rộng kinh doanh và có thể đề xuất nguyện vọng của doanh nghiệp nhằm cải thiện hơn các phương án tiếp cận vốn. Doanh nghiệp đăng ký tham gia tại đây.
Minh Lâm